"Núp bóng" công ty Luật để hoạt động đòi nợ thuê bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #599446 28/02/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2148)
    Số điểm: 75050
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    "Núp bóng" công ty Luật để hoạt động đòi nợ thuê bị xử lý thế nào?

    Vừa qua, lực lượng Công an đã triệt phá được nhiều băng nhóm lợi dụng danh nghĩa công ty Luật để hoạt động đòi nợ thuê với quy mô lớn gây bức xúc trong dư luận.

    Cụ thể, vụ việc các nhân viên của một công ty Luật TNHH đã đe doạ, khủng bố tinh thần cưỡng đoạt tài sản của hàng triệu khách hàng vay tiền của các tổ chức tài chính, ngân hàng.

    Những vụ án này có tính chất nghiêm trọng, nhất là khi các đối tượng đã sử dụng chiêu thức "núp bóng" công ty luật để hoạt động đòi nợ thuê bất hợp pháp.

    Theo đó, các công ty luật này đã hợp đồng với một số công ty tài chunhs, ngân hàng lớn để thu hồi nợ mướn.Mỗi tháng, các công ty luật này có thể nhận đến hàng trăm nghìn hồ sơ khách vay (chưa trả tiền của các tổ chức tín dụng) sau đó chỉ đọa các nhân viê đi thu hồi nợ.

    Trong đó, mỗi hợp đồng thu hồi nợ được công ty này sẽ được đối tác trả công từ 25% - 35%.

    Với mức lợi nhuận rất lớn nên các đối tượng không trừ một thủ đoạn nào để đe dọa, khủng bố, cưỡng đoạt tài sản con nợ. Thậm chí, có nhiều trường hợp các đối tượng còn mang quan tài, bình gas, vòng hoa tang đến nhà khủng bố tinh thần con nợ yêu cầu trả tiền.

    Vậy hành vi đòi nợ thuê núp bóng công ty luật được pháp luật quy định thế nào?

    Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê được pháp luật quy định ra sao?

    Căn cứ tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, trong đó đề cập đến “kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê là một trong số các hoạt động ngành nghề đầu tư bị cấm theo quy định pháp luật.

    Theo đó, kể từ ngày 01/01/2021 kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê được bổ sung vào mục ngành, nghề cấm kinh doanh. Do đó, việc đòi nợ thuê vẫn còn tiếp tục thì sẽ bị pháp luật phạt xử phạm.

    Hành vi đòi nợ thuê núp bóng công ty luật bị xử lý thế nào?

    Xử phạt vi phạm hành chính

    Căn cứ tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị xử phạt như sau:

    Phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

    Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

    Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

    Như vậy, việc kinh doanh đòi nợ thuê này sẽ có thể chịu phạt hành chính từ 60-80 triệu đồng. Lưu ý đây là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi (Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Đòi nợ thuê nhưng có những hành vi đe dọa con nợ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội sau theo Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

    - Tội đe dọa giết người (Căn cứ Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015) mức phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 07 năm.

    - Tội xâm phạm chỗ ở của người khác ( Căn cứ Điều 158 BLHS 2015 sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) mức phạt cao nhất có thể bị phạt tù đến 05 năm.

    - Tội cưỡng đoạt tài sản (Căn cứ Điều 170 BLHS 2015) mức phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù.

    - Tội gây rối trật tự công cộng (Căn cứ Điều 318 BLHS 2015) mức phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù.

     
    229 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599512   28/02/2023

    "Núp bóng" công ty Luật để hoạt động đòi nợ thuê bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, theo tôi hành vi của công ty Luật có thể được xử lý theo tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

    Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì sẽ bị phạt tù từ một năm đến 20 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    Báo quản trị |