Nuôi con khi ly dị

Chủ đề   RSS   
  • #79043 14/01/2011

    lkt_anh

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nuôi con khi ly dị

    Chào

    Hiện 2 vc tôi muốn ly dị nhưng ko thể thỏa thuận về việc nuôi con, (lý do có nhiều, nhưng trong đó vợ tôi ngoại tình, tôi còn lưu giữ các tin nhắn), con tôi 2 tuổi, bây giờ cả 2 đều muốn nuôi con, ko thể thoả thuận

    vậy cho tôi hỏi, các điều luật cụ thể để đươc nuôi con và các điều luật cụ thể ko được phép nuôi con (bị tước quyền nuôi con), khi 2 bên ly dị. Nếu người mẹ phạm tội ngoại tình thì có bị tước quyền nuôi con ko?

    Nếu tôi đưa đơn ly dị với lý do: vợ ngoại tình thì vợ tôi có bị tước quyền nuôi con ko?
    điều kiện kinh tế 2 bên như nhau và có đủ khả năng tự nuôi con.

    Xin trợ giúp tôi trong vấn đề này, chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe.
     
    8513 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #79323   16/01/2011

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


           Thân chào bạn..!!!
            Viêc xác định cha hoặc mẹ a có quyền nuôi con sau khi ly hôn được xác định theo nguyên tắc quy định tại điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình:
           

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

          Việc người vợ ngoại tình không phải là căn cứ để tước quyền nuôi con của người mẹ sau khi ly hôn. Chỉ hạn chế quyền nuôi của cha, mẹ trong những trường hợp quy định tại điều 41 Luật hôn nhân và gia đình:

    Điều 41. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

    Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
           Thân ái chào bạn.    

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #79359   16/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào anh lkt_anh

    Ở trên thì nguyenbuibahuy đã tư vấn cho anh khá đầy đủ rồi tuy nhiên tôi xin nói ngắn gọn lại như sau:

    Việc vợ anh ngoại tình không phải là  điều kiện để tước quyền nuôi con của chị ấy!

    Con anh mới 2 tuổi trong khi điều kiện kinh tế của 2 bên như nhau thì có đến 99% là quyền nuôi con thuộc về chị ấy.
     
    Báo quản trị |  
  • #79471   17/01/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi lkt_anh

    Theo mình nghĩ bạn đang mất bình tĩnh ((ý do có nhiều, nhưng trong đó vợ tôi ngoại tình, tôi còn lưu giữ các tin nhắn),,,,Nếu người mẹ phạm tội ngoại tình thì có bị tước quyền nuôi con ko?). Bạn nên suy nghĩ một cách thận trọng khi quyết định li hôn chỉ vì sms mà bạn cho rằng người vợ của bạn ngoại tình và kết tội người mẹ phạm tội ngoại tình  thì rất bất công và vô cùng vội vàng để kết luận như vậy bạn à. Xin nói rõ với bạn rằng trong pháp luật không có tội ngoại tình, nếu có cái tội này thì những ông chồng, ai cũng phạm tội này cả. Tin nhắn chưa thể kết luật được người vợ/chồng ngoại tình đâu bạn ạ.
    Việc li hôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện vật chất và tâm lý của bé. Cả hai đều muốn nuôi con đều thương con, vậy tại sao không vì con mà suy nghĩ thật kỹ.

    Mình có ý kiến một chút:Theo QQ thì 99% chị ấy được nuôi bé là đúng, tuy nhiên anh vẫn có quyền thăm nom bé và vì lợi ích của bé anh có thể làm đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.(Nếu vợ không còn đảm bảo về tài chính, điều kiện sinh hoạt, chổ ở, đi lại,...).

    "Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên."                                                                                                                                                                                                   

    Mong rằng bạn có quyết định sáng suốt.
    Thân,
    D.T.L

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |