Nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #506628 04/11/2018

    hanhuyen35

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2011
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    Nuôi con dưới 12 tháng tuổi

    Chào các luật sư. Xin cho e hỉu thêm luật chế độ con nhỏ. E làm việc cho 1 công ty của trung quốc. Trước sinh công việc cty rất tốt nhưng sau khi nghỉ sinh xong e quay lại làm việc thì không còn được làm vị trí ban đầu nữa. Công ty cũng không nhiều việc như xưa. Vì e chế độ con nhỏ nên ko thể làm vc 12h 1 ngày. E bị chuyển sang 1 chỗ làm mới. Ở đó không làm việc ngày ngày đến công ty họ sai gì nấy rất chi buồn cười. Ví dụ tới công ty điểm danh chấm công sau đó trời nắng cty cho mọi người ra đứng nắng nghiêm không được động đậy tập các động tác nghiêm nghỉ quay trái phải từ 8h đến 10h30p ko được che nắng. Hoặc chạy quanh khu công nghiệp. Dùng các biện pháp để mình chán mình tự xin nghỉ. Họ nói để rèn luyện thân thể với tác phong làm việc. Ngày nào cũng vậy mỗi 1 ngày là 1 hình thức cơ bản để muốn ép cho công nhân tự nghỉ việc. Vậy công ty làm thế là không sai luật a?. Em lương ký hợp đồng 5tr vậy bây giờ không làm công việc cũ nữa tự dưng bị giảm lương cơ bản xuống 3.8tr như vậy công ty có đúng luật không ạ?. E chế đôh con nhỏ nhưng van như người bình thường vẫn 8h làm và 4ruou chieu .cam ơb các lsu tu vấn e phải làm gì chứ ngày ngày tới công ty chỉ phơi nắng hoặc làm việc không đúng chuyên môn mình. Thật sự rất chán tự xin nghỉ thì đúng ý họ không nghỉ thì quá chán.

     
    3269 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506656   04/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    - Điều chuyển người lao động sang làm việc sang bộ phận khác so với HĐLĐ ban đầu đã ký kết. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 BLLĐ năm 2012:

    1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

    - Đảm bảo việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản: BLLĐ 2012 quy định rõ trường hợp bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

    Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

    Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

    - Về chính sách bảo vệ thai sản đối với lao động nữ: Khoản 3 và 5 Điều 155 BLLĐ 2012 quy định:

    3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Hiện tại, theo thông tin chị cung cấp thì công ty chưa chấm dứt HĐLĐ đối với chị và có mong muốn chuyển người lao động sang làm vị trí khác, cho nên chị có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về bố trí công việc hiện tại để phù hợp với hoàn cảnh nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi để thay thế cho nội dung HĐLĐ mà chị và công ty đã ký. Trường hợp bị điều chuyển sang làm công việc khác trái với thỏa thuận thì chị có quyền gửi đơn yêu cầu hòa giải đến hòa giải viên lao động cấp huyện để được hòa giải. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Nếu còn vướng mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;