Bạn có biết nước lau kính cũng có tiêu chuẩn dành riêng cho nó với các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử được quy định chi tiết tại Tiêu chuẩn TCVN 12590:2018?
(1) Tiêu chuẩn dành cho nước lau kính?
Nước lau kính (Glass cleaner liquid) là một chất tẩy rửa hóa học dùng để lau kính sẽ sạch hơn, sáng bóng hơn so với việc dùng nước thường.
Đây là sản phẩm tẩy rửa vô cùng cần thiết trong đời sống với khả năng làm sạch vết bẩn có trên bề mặt kính, dễ dàng sử dụng và vô cùng tiện lợi, có thể lau chùi được nhiều đồ dùng khác nhau.
Khi sử dụng nước thường để lau kính, bạn sẽ thấy kính vẫn còn bị mờ, nếu lau chùi quá mạnh sẽ dẫn tới trầy xước, làm giảm độ trong suốt của kính. Do đó, nước lau kính với các thành phần hóa chất để tẩy rửa, còn có mùi thơm dễ chịu sau khi lau chùi kính sẽ giúp cho việc lau chùi, vệ sinh kính được dễ dàng hơn.
TCVN 12590:2018 là một tiêu chuẩn dành riêng cho nước lau kính, tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với nước lau kính.
TCVN 12590:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC91 Chất hoạt động bề mặt biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
(2) Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với nước lau kính bao gồm 02 phần chính đó là:
- Các chỉ tiêu ngoại quan và phương pháp xác định
- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử của nước lau kính
Theo quy định tại Mục 3 TCVN 12590:2018, 02 yêu cầu về kỹ thuật và phương pháp thử trên được quy định trong hai bảng sau đây:
Bảng 1 - Các chỉ tiêu ngoại quan và phương pháp xác định
Tên chỉ tiêu
|
Yêu cầu
|
Phương pháp xác định
|
1. Trạng thái
|
Dung dịch đồng nhất, trong suốt, không chứa các tạp chất rắn lơ lửng
|
Quan sát bằng mắt thường
|
2. Mùi
|
Không mùi hoặc có mùi dễ chịu
|
Cảm quan
|
3. Màu
|
Nước lau kính được tạo màu phù hợp và không được làm biến màu bề mặt kính
|
-
|
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử của nước lau kính
Tên chỉ tiêu
|
Mức giới hạn
|
Phương pháp xác định
|
1. Hàm lượng nước, % khối lượng, max.
|
90,0
|
TCVN 10819 (ISO 4317)
|
2. pH tại 25 °C
|
Từ 4,0 đến 10,5
|
ISO 4316
|
3. Điểm chớp cháy, °C, min.
|
27
|
TCVN 7485 (ASTM D 56)
|
4. Sức căng bề mặt, Mn/m, max.
|
32
|
TCVN 10813 (ISO 304)
|
5. Hàm lượng các chất không bay hơi, % khối lượng, max.
|
1,0
|
Phụ lục A
|
6. Độ ổn định khi gia nhiệt tại 50 °C ± 2 °C trong 8 h
- Giá trị pH
- Ngoại quan của dung dịch sau khi thử
|
Từ 4,0 đến 10,5
Không có kết tủa
|
Phụ lục B
|
7. Hàm lượng asen, mg/kg, max
|
1
|
TCVN 6971
|
8. Hàm lượng kim loại nặng (tính theo chì Pb), mg/kg, max
|
2
|
TCVN 6971
|
Việc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để áp dụng các phương pháp áp dụng theo TCVN 5454 (ISO 607) và TCVN 5491 (ISO 8212) với số lượng mẫu không ít hơn 1000 g.
(3) Bao gói và ghi nhãn
Theo Mục 5 TCVN 12590:2018, việc bao gói và ghi nhãn cho nước lau kính được quy định như sau:
Bao gói
- Nước lau kính phải bao gói trong vật chứa thích hợp, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Bình chứa phải kín, không bị rò rỉ. Dụng cụ phun, nếu có, phải được bảo vệ để tránh hư hại trong quá trình vận chuyển.
Ghi nhãn
Mỗi bình chứa phải được ghi nhãn theo quy định, với ít nhất các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, phân phối;
- Tên của sản phẩm;
- Thành phần hoạt chất;
- Khối lượng/Thể tích tịnh;
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản;
- Ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ cho sản phẩm nước lau kính mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:
- Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: Hạn chế hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Nâng cao hiệu quả lau chùi: Loại bỏ bụi bẩn, vệt nước, trả lại bề mặt kính sáng bóng.
- Bảo vệ môi trường: Hạn chế tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Lựa chọn nước lau kính đạt chuẩn không chỉ giúp bạn sở hữu không gian sống sáng đẹp mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng