NSDLĐ có được tự ý thuyên chuyển công tác NLĐ khi nội dung HĐLĐ có điều khoản này?

Chủ đề   RSS   
  • #557422 07/09/2020

    ladawa

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    NSDLĐ có được tự ý thuyên chuyển công tác NLĐ khi nội dung HĐLĐ có điều khoản này?

    Kính gửi Luật sư

    Em là nhân viên của một Ngân Hàng N, vì có sự thay đổi mô hình kinh doanh, nên vừa rồi Ngân hàng N đã Có Quyết định điều chuyển em từ vị trí Trưởng nhóm Quan hệ khách hàng tại Trung Tâm Kinh Doanh A qua làm Trợ lý Quan hệ khách hàng Trung Tâm kinh doanh B mà không thông báo hay bàn bạc gì với em cả, và em cũng không đồng ý với vị trí Trợ lý này.

    Qua trao đổi với phòng nhân sự, Ngân Hàng N nói rằng do Hợp đồng lao động có điều khoản này nên họ được quyền và không cần thông báo cho em do thực hiện theo thỏa thuận của hợp đồng lao động như sau:

    - Chức danh chuyên môn: Cán bộ

    - Chức danh cấp bậc cụ thể của NLĐ có thể thay đổi theo thời gian do Ngân hàng quyết định (bằng văn bản) trên cơ sở công việc được giao và/hoặc kết quả đánh giá thực hiện công việc và/hoặc phụ thuộc vào nhu cầu của Ngân hàng trong từng thời kỳ
     
    - Công việc phải làm của NLĐ: 
     
     a) NLĐ thực hiện công việc theo hồ sơ vị trí công việc và/hoặc theo nhiệm vụ được giao đối với từng vị trí/chức danh công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị công tác, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cấp có thẩm quyền;
     
     b) Hoàn thành mục tiêu công việc, định mức lao động, khối lượng công việc, chỉ tiêu kinh doanh và các chỉ tiêu đo lường hiệu suất công việc cụ thể (KPIs, nếu có) do Lãnh đạo quản lý trực tiếp và/hoặc Cấp có thẩm quyền giao theo định kỳ.
     
    Tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động 01/10/2019, em có quyết định là vị trí Trưởng nhóm quan hệ khách hàng. Như vậy, việc quyết định điều chuyển em sang vị trí thấp hơn mà em không đồng ý thì ngân hàng căn cứ vào hợp đồng lao động có đúng quy định của pháp luật lao động không ạ.

    Em xin cảm ơn.

     
    1100 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ladawa vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557609   10/09/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần


    Theo Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định về vấn đề chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

    “1.Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

    2.Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    3.Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

    Như vậy, về thủ tục thì Ngân hàng phải báo cho bạn biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, đồng thời thông báo rõ thời hạn làm tạm thời. Nếu ngân hàng không thực hiện đúng thủ tục trên như bắt bạn làm công việc mới luôn hoặc không thông báo thời hạn tạm thì đã vi phạm pháp luật.

    Việc quyết định điều chuyển bạn sang vị trí thấp hơn mà bạn không đồng ý thì ngân hàng căn cứ vào hợp đồng lao động là không đúng quy định của pháp luật lao động.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/09/2020) ladawa (13/09/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;