Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không?

Chủ đề   RSS   
  • #603759 04/07/2023

    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không?

    Ly hôn là lựa chọn cuối cùng và không ai mong muốn trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên vì sự quá nóng giận của bản thân mà một số cặp đôi đã quyết định nộp đơn ly hôn, vậy nếu đã nộp đơn ly hôn thì có thể rút lại được hay không?

    1. Quy định về ly hôn

    Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ:

    - Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

    Đồng thời, về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân, khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng khẳng định như sau:

    - Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, chỉ khi hai vợ, chồng đã gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và được Tòa án ban hành bản án, quyết định ly hôn thì vợ chồng mới được xem là thực sự ly hôn tại thời điểm có hiêu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định ly hôn.

    2. Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không?

    Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khi yêu cầu ly hôn (dù thuận tình hay đơn phương) thì theo khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, vợ, chồng có quyền thay đổi hoặc rút yêu cầu ly hôn. Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn, vợ, chồng có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình.

    Do đó, tùy vào từng giai đoạn của vụ ly hôn, thời điểm rút hồ sơ được quy định như sau:

    - Khi Tòa chưa thụ lý: Căn cứ Điều 363, Điều Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thường sẽ có khoảng thời gian khoảng 08 ngày làm việc trước khi Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn. Do đó, trước khi Tòa án thụ lý, vợ, chồng hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ trả lại đơn ly hôn.

    - Khi Tòa án đã thụ lý ly hôn:

        + Trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Đây là giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc chuẩn bị xét đơn. Nếu vợ, chồng rút yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 và điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

        + Trong khi phiên tòa, phiên họp diễn ra: Căn cứ khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vợ, chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút.

    3. Khi nào được rút đơn ly hôn?

    * Rút đơn khi tòa án chưa thụ lý vụ án

    Khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:

    - Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

    Căn cứ theo quy định này, đương sự có quyền chấm dứt yêu cầu của mình.

    Như vậy, đối với một vụ án ly hôn, đương sự hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để giải quyết vụ án của mình.

    * Riêng trong vụ án ly hôn đơn phương, theo khoản 3 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vợ, chồng có yêu cầu rút đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó, trả lại đơn ly hôn đơn phương, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có yêu cầu.

    Đồng thời, Tòa án cũng sẽ sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

    Như vậy, chỉ khi ly hôn đơn phương, các bên cần có yêu cầu để được Tòa án trả lại đơn ly hôn đơn phương và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Nếu không Tòa án chỉ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.

     
    4370 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận