“Nóng” với Luật làm dâu

Chủ đề   RSS   
  • #473941 08/11/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    “Nóng” với Luật làm dâu

    Để kể mấy bạn nghe câu chuyện hài hước khi mình làm việc, vài bữa trước, có một bạn nữ, gửi email cho mình hỏi mình “Nghĩa vụ làm dâu của người phụ nữ khi đi lấy chồng được quy định trong văn bản pháp luật nào?”, mình chưa biết phải trả lời với bạn này sao, thì vài ba ngày sau, có anh chàng soạn hẳn hoi Dự thảo Luật làm dâu, gửi cho mình, yêu cầu đề xuất ban hành.

    Thế là mình lấy cái Dự thảo của anh chàng kia, gửi cho bạn nữ đó xem, hỏi ý kiến bạn đó coi thấy có hợp lý không, để mình gửi bằng “máy bay giấy” đến nghị trường Quốc hội để họ thảo luận tại kỳ này luôn, nhưng mình chưa nghe hồi âm từ bạn ấy.

    Cụ thể Toàn văn Dự thảo Luật làm dâu như sau:

    QUỐC HỘI                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Luật số: …/20…/QH…

           (Dự thảo)

    LUẬT LÀM DÂU

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Quốc hội ban hành Luật làm dâu;

     

    PHẦN I: QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

    Luật này quy định về điều kiện làm dâu, quyền lợi và chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa người làm dâu với các thành viên trong gia đình nhằm đảm bảo cho việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong gia đình được tốt đẹp.

    Điều 2: Đối tượng áp dụng

    Luật này áp dụng đối với cá nhân nữ là con dâu trong gia đình trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Điều 3: Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Con dâu: Là cá nhân nữ sau khi kết hôn với cá nhân nam, trở thành vợ chồng và sống chung trong gia đình không chỉ bao gồm vợ chồng mà còn các thành viên khác.

    2. Làm dâu: Là nghĩa vụ của con dâu đối với các thành viên trong gia đình chồng.

    Điều 4: Điều kiện để trở thành con dâu

    Để trở thành con dâu, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Đã đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam.

    2. Thực hiện các nghĩa vụ làm dâu theo quy định tại Điều 7 Luật này.

    Điều 5: Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Đánh đập hoặc có hành vi gây thương tích khác cho các thành viên trong gia đình, bao gồm cả chồng.

    2. Đối xử tồi tệ với các thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.

    3. Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, trẻ em.

    4. Nhiều chuyện, làm lộ bí mật thông tin cá nhân của các thành viên trong gia đình.

    5. Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con,

    6. Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

    7. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình

    8. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động

    9. Đuổi các thành viên trong gia đình ra khỏi nhà bất hợp pháp.

    10. Ngoại tình.

    PHẦN II: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LÀM DÂU

    Điều 6: Quyền của người làm dâu

    Người làm dâu có các quyền sau đây:

    1. Không bị đối xử bạc đãi, tồi tệ bằng các hành vi bạo lực bao gồm bằng lời nói, hành vi.

    2. Được quan tâm, chăm sóc bởi các thành viên trong gia đình, ngoài chồng của mình.

    3. Được quyền chu cấp tiền phụng dưỡng cha mẹ, anh chị em ruột của mình.

    4. Có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở như các thành viên khác trong gia đình.

    5. Được tham gia các hoạt động xã hội, quan hệ với bạn bè, người thân trong gia đình riêng của mình mà không bị ngăn cấm một cách phi lý.

    Điều 7: Nghĩa vụ của người làm dâu

    Người làm dâu có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình, bên cạnh việc quan tâm, chăm sóc chồng mình.

    2. Bảo vệ các thành viên trong gia đình khi họ bị xâm hại.

    3. Giữ bí mật các thông tin cá nhân của các thành viên trong gia đình.

    4. Bảo quản tài sản chung của gia đình.

    5. Hỏi ý kiến và được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình khi bán, tặng cho, chuyển nhượng tài sản chung.

    PHÂN III: XỬ LÝ VI PHẠM

    Điều 8: Hình thức xử lý vi phạm

    Trong trường hợp vi phạm Luật này, người làm dâu có thể bị xử lý vi phạm theo các hình thức sau:

    1. Bị các thành viên trong gia đình, bao gồm cả chồng bỏ mặc, không quan tâm, nói chuyện với người làm dâu có hành vi vi phạm có thời hạn.

    2. Buộc tạm thời rời khỏi gia đình chồng có thời hạn.

    3. Bêu tên cùng hành vi vi phạm để bà con, hàng xóm, người thân khác trong gia đình hai bên biết.

    4. Cảnh cáo

    5. Phạt tiền (tài sản riêng của mình)

    6. Phạt tù

    Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết thi hành mức phạt tiền, phạt tù đối với trường hợp vi phạm Luật này.

    Điều 9: Xử lý hành vi vi phạm

    Tùy mức độ vi phạm các quy định nêu trên và hậu quả xảy ra đối với các thành viên trong gia đình mà người làm dâu vi phạm có thể bị xử phạt theo một trong các hình thức được quy định tại Điều 8 Luật này.

    Điều 10: Thẩm quyền xử lý vi phạm

    1. Các thành viên trong gia đình có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền thực hiện Khoản 1 Điều 8 Luật này.

    2. Chủ hộ gia đình hoặc người đại diện chủ hộ có thẩm quyền thực hiện Khoản 2, 3 Điều 8 Luật này.

    2. Chủ tịch UBND cấp xã nơi người làm dâu cư trú có thẩm quyền cảnh cáo, phạt tiền.

    3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người làm dâu cư trú có thẩm quyền phạt tù. Công an cấp xã, cấp huyện có trách nhiệm hỗ trợ thực hiện.

    PHẦN IV: HIỆU LỰC THI HÀNH

    Điều 11: Điều khoản chuyển tiếp

    Trong thời gian chờ Luật này có hiệu lực thi hành, người làm dâu có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật liên quan đến hôn nhân gia đình.

    Điều 12: Hiệu lực thi hành

    Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 6 năm 20..(là ngày Gia đình Việt Nam)

    P/S: Mà sau mình đọc xong Dự thảo này, mình thắc mắc, anh chàng soạn Dự thảo này với cô bạn nữ kia có mối quan hệ với nhau không?

     
    33489 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    vulieu9102 (29/09/2019) JerryMice (09/11/2017) ntdieu (08/11/2017) admin (08/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #563692   29/11/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3452
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Dù chỉ là một bài viết mang tính giải trí nhưng thật sự trong xã hội ngày nay vẫn tồn tại nhiều cái "luật ngầm" khi làm dâu nhà chồng. Đó là những công việc mà nàng dâu phải làm như giặt đồ, nấu cơm, nấu nước... đó là một trong những công việc xưa giờ các nàng dâu thường làm, nhưng hi vọng các anh chồng cũng cần giúp đỡ vợ mình để làm việc nhà nữa nha.

     
    Báo quản trị |  
  • #566914   26/01/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Nhiều người hay đùa nhau là sinh con gái là con của người ta, vì trước sau gì con gái cũng lấy chồng rồi phụng dưỡng cha mẹ bên đó chứ đâu chăm lo cho mình. Thật ra làm dâu phải nhà chồng tốt thì không nói, chứ nếu mà làm dâu như kiểu trong phim “Sống chung với mẹ chồng” thì chắc ban hành luật có khi còn tốt cho người phụ nữ hơn. Ít ra trong luật còn có đưa ra quyền lợi của con dâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #567285   30/01/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Làm dâu đã khổ rồi mà giờ còn phải tuân theo luật nữa chắc các nàng dâu sớm bị stress quá. Mình thấy giờ suy nghĩ của mọi người thoáng hơn rồi thành ra không quá khắt khe với con dâu, nhiều nhà còn cưng con dâu hơn con ruột nữa. Nên mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, nhà nào theo luật nhà nấy cho tiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #567316   30/01/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Thời buổi hiện nay chuyện “làm dâu” không còn giống như trước đây nữa. Vợ chồng cưới nhau có thể không sống chung với cha mẹ chồng (vợ) nữa. Có thể nói họ có cuộc sống, mái ấm cho riêng mình. Người phụ nữ  “không phải làm dâu” nữa. Một năm họ gặp nhau được mấy lần. Những lần đó “làm dâu” không đáng phải nhắc tới. Những không phải là tất cả, nhiều người vợ vẫn phải “làm dâu”. Nói chung là tùy hoàn cảnh mỗi nhà thôi. Nếu có luật như thế thì có vẻ hơi rập khuôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #567391   31/01/2021

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3452
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Nếu mà ra Luật làm dâu thì chắc hẳn cũng có thể phải tồn tại thêm một cái luật mang tên là Luật làm rể nữa quá. Luật làm dâu để điều chỉnh hành vi đối với người về làm dâu thì Luật làm rể cũng để điều chỉnh hành vi đối với người đàn ông về làm rể bên vợ chứ. Nhưng nói như thế nào thì đã là vợ chồng thì phải cùng nhau gánh vác gia đình, để gia đình ấm no, hạnh phúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #572923   29/06/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Cuộc sống hiện đại, rất nhiều bạn trẻ có tư tưởng không muốn làm dâu như hồi xưa nữa. Bởi vì ngại cảnh mẹ chồng nàng dâu, nhiều người muốn dọn ra ở riêng và vẫn lo toan, chăm sóc bố mẹ chồng. Dọn ra ở riêng tâm lý cũng thoải mái và sẽ hạn chế được những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa mẹ chồng nàng dâu ở rất nhiều gia đình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573184   30/06/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Luật làm dâu cũng được xem như luật bất thành văn trong truyền thống của người Việt mình. Vì dự như ngày đầu về nhà chồng phải làm gì, sinh hoạt hàng ngày phải như thế nào, đối xử trên dưới như thế nào… Tuy nhiên hiện nay thì xu hướng đã trở nên “dễ dàng” hóa đơn khi mẹ chồng lại dễ tính, thương con dâu hơn con gái là điều thường gặp

     
    Báo quản trị |  
  • #573440   06/07/2021

    Cảm ơn tác giả vì một bài viết rất thú vị. Chàng trai có thể soạn cho cô gái luạt làm dâu thì cô gái cũng có thể soạn ra cho chàng trai luật làm rể thôi, không thì luật làm chồng. Đâu phải là con gái thì không được quyết định mọi chuyện của mình mà phải chờ chàng trai giúp cho. Con gái bây giờ rất độc lập, tự chủ nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #584346   28/05/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    “Nóng” với Luật làm dâu

    Mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu hầu như trong bất kỳ giai đoạn nào cũng có những mâu thuẫn. Do vậy hiện nay, nhiều mẹ chồng nếu muốn sống chung mái ấm với con cháu và gia đình yên ổn thì cũng phải thay đổi tư tưởng, biết lựa lời đón ý hòa đồng với con dâu để tránh cho việc gia đình con cháu dọn ra ở riêng.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #584615   30/05/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Rất nhiều người bây giờ vẫn còn mang nhiều tư tưởng gia trưởng cũ, con dâu cưới về thì cũng là con thôi. Chuyện bình đẳng giữa vợ chồng là chuyện mà gia đình mỗi người nên hướng tới, cứ bắt ép người này người kia làm cũng không thể mang lại hạnh phúc được.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #584784   31/05/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    “Nóng” với Luật làm dâu

    Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Ở nước khác thì mình không rõ nhưng ở Việt Nam thì khoảng cách nam - nữ vô cùng nhỏ. Tuy nhiên, hệ lụy xảy ra là nhiều người vận dụng thứ gọi là "nữ quyền" để làm lố hành vi của mình, gây ra những sự việc rất phản cảm.

     
    Báo quản trị |  
  • #585016   31/05/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    “Nóng” với Luật làm dâu

    Thật ra mình thấy cũng không cần phải có quy định về Luật làm dâu, bởi vì khi về nhà chồng, mỗi người phụ nữ sẽ cần phải tự học hỏi cũng như cần phải ứng xử phù hợp để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ luôn tốt đẹp, vui vẻ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585385   16/06/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    “Nóng” với Luật làm dâu

    Cảm ơn vì câu chuyện thú vị của bạn. Làm dâu đâu phải là ký kết hợp đồng lao động, đâu ai cũng có hoàn cảnh như nhau làm sao để điều chỉnh và phải điều chỉnh cái gì? Có nhà thì con dâu và chồng ở riêng, có nhà thì ở chung hai ba thế hệ, có người được mẹ chồng yêu thương, có người lại không được như vậy. Làm dâu như thế nào là cá tính, tính cách của mỗi người không ai có thể ép được

     
    Báo quản trị |  
  • #585770   25/06/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Bi hài luật Làm dâu, thực sự thì vấn đề làm dâu xảy ra nhiều chuyện lắm. Lúc cưới thì nghĩa vụ vợ chồng, con dâu phải thực hiện các thứ. Rồi mẹ chồng này nọ, nói chung là rắc rối. Cơ mà lấy được người chồng tâm lý, hiểu ý giúp đỡ vợ thì đỡ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #593253   31/10/2022

    “Nóng” với Luật làm dâu

    Cảm ơn bài viết cảu bạn. Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng êm đẹp mà cũng trải qua những sóng gió, khó khăn, bất đồng. Không phải ai cũng có những kỹ năng tốt để xử lý cơn nóng giận hoặc đối mặt với khó khăn một cách bình tĩnh, tuy nhiên người chồng – vốn được coi là trụ cột gia đình, chỗ dựa vững chãi của người vợ không nên hành xử cộc cằn, thô lỗ, bạo lực mà hãy cố gắng trao đổi, xử lý mọi khúc mắc theo chiều hướng tích cực.

     
    Báo quản trị |  
  • #593260   31/10/2022

    “Nóng” với Luật làm dâu

    Suy xét thực tế thì dù làm dâu hay làm rể cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với những người nuôi dưỡng là "song thân phụ mẫu", là ông bà 2 bên gia đình nội ngoại, nhưng đây là vấn đề chỉ nên mang phạm trù về đạo đức của người làm dâu làm rể, chứ không nên cứng nhắc quy ước vào một văn bản pháp luật. Vì căn bản mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, tùy vào tính tình của mỗi gia đình để tìm ra cách hành xử đúng đắn, phù hợp đó mới là biể hiện sự trách nhiệm của người con dâu tốt.

     
    Báo quản trị |