Xin chào LS.NguyenTrungDuc,
Theo quan điểm của tôi thì nhà làm luật hoàn toàn không sai gì trong trường hợp này. Mượn theo nghĩa sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày cũng đã gồm có hai ý:
1 - Tài sản mượn phải được hoàn trả lại; và
2 - Người mượn thường không có nghĩa vụ đền bù cho người cho mượn bất kỳ khoản lợi ích nào từ việc mượn tài sản đó.
Theo yêu cầu của ý 1 thì chỉ có sự chuyển giao tạm thời quyền sử dụng của tài sản từ người cho mượn sang người mượn, không hề có chuyển giao quyền sở hữu.
Nhưng khi sử dụng ở ý 2 thì dân gian lại sử dụng chung cho cả tài sản là vật đặc định và vật không đặc định (ví dụ mượn gạo, mượn tiền) từ đó gây ra sự bất ổn về mặt pháp lý ở chỗ cơ sở pháp lý nào để người mượn định đoạt các tài sản đã mượn (ví dụ lấy tiền ra tiêu, lấy gạo nấu cơm) nếu chỉ có sự chuyển giao quyền sử dụng theo ý 1, mà đối với các tài sản này nếu không có được quyền định đoạt thì làm sao sử dụng, chẳng lẻ mượn về để đó ngồi nhìn. (Dĩ nhiên ở đây không đề cập đến việc mượn để xem mà là mượn để tiêu xài rồi sau đó trả lại bằng vật cùng loại hoặc tương tự)
Hơn nữa nhà làm luật vẫn giữ ý 2 đó chứ, căn cứ theo Điều 514 đến 517 của Bộ Luật Dân sự hiện hành. Nhà làm luật chỉ loại trừ đối tượng vật tiêu hao ra khỏi quan hệ mượn và không lấy yếu tố có đền bù hay không là yếu tố chủ yếu để xác định quan hệ mượn vì nó có thể dẫn đến việc phản ảnh không chính xác bản chất chủ yếu của quan hệ mượn tài sản (chỉ chuyển giao tạm thời quyền sử dụng).
Vì vậy tuy yêu cầu của bác Hai Lúa là chính đáng nhưng trong trường hợp này việc định nghĩa lại ngôn từ của pháp luật giúp các quan hệ được rõ ràng, chính xác hơn về mặt pháp lý.
Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.