Nỗi niềm đi ký hợp đồng tại cơ quan công chứng

Chủ đề   RSS   
  • #476937 02/12/2017

    Nỗi niềm đi ký hợp đồng tại cơ quan công chứng

    Chào mọi người,

    Trong quá trình hành nghề mình cũng đã nhiều lần cùng với khách hàng đi ký giấy tờ tại cơ quan công chứng, nhìn chung, thì việc ký giấy tờ tại cơ quan công chứng thuận tiện hơn ủy ban nhân dân nhiều, vì theo đánh giá của mình thì trình độ chuyên môn của cơ quan công chứng cao hơn ủy ban nhân dân nên ít làm khó.

    Tuy nhiên, mình cũng gặp nhiều tình huống bị làm khó bởi cách hiểu và quan điểm của cơ quan công chứng. Mình xin ví dụ 01 vài tình huống như sau:

    1. Ông A đã ký giấy ủy quyền (có công chứng) cho ông B được bán căn nhà. Nay ông A trực tiếp đi ký bán căn nhà thì cơ quan công chứng không đồng ý, mà yêu cầu ông B đi ra ký bán hoặc các bên hủy giấy ủy quyền đã ký.

    Lý do cơ quan công chứng đưa ra: ủy quyền chưa hết hiệu lực

    2. Cơ quan công chứng không đồng ý hợp đồng có nội dung 01 trong các bên được quyền đơn phương chấm dứt, ví dụ "bên a được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên b không thanh toán tiền mua nhà"

    Lý do cơ quan công chứng đưa ra: văn bản đã được công chứng thì các bên không được quyền đơn phương, chỉ có do các bên cùng ra công chứng để chấm dứt hoặc tòa án giải quyết.

    3. Ông A có 01 căn nhà hình thành trước hôn nhân (giấy chứng nhận được cấp trước hôn nhân), nay bà B (vợ ông A) đi lập văn bản xác nhận căn nhà này là của ông A thì cơ quan công chứng không đồng ý xác nhận chữ ký trong văn bản này.

    Lý do cơ quan công chứng đưa ra: đây là sự thật hiển nhiên nên không cần công chứng.

     

    Không biết mọi người có gặp các trường hợp như mình không.

    Trân trọng.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    2935 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (02/12/2017) ThanhLongLS (02/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #476949   02/12/2017

    Mình thì chưa đi công chứng hợp đồng tại cơ quan công chứng lần nào nhưng mà thấy đọc câu chuyện thứ 3 khi đi công chứng của Luật sư thấy vui quá chừng. "từ chối công chứng với lý do Sự việc hiển nhiên quá nên không cần công chứng" Không biết có ai đi công chứng mà bị từ chối nữa không cung cấp cho mọi người cùng xem tham khảo và lý do bị từ chối với, để mn tránh mất thời gian ra cơ quan công chứng mà không được chứng nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #477009   03/12/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào mọi người,

    Tôi không nghĩ đây là làm khó, dù chưa phù hợp với quy định của pháp luật, nếu đứng vào vị trí của công chứng viên:

    1. Ông A đã ký giấy ủy quyền (có công chứng) cho ông B được bán căn nhà. Nay ông A trực tiếp đi ký bán căn nhà thì cơ quan công chứng không đồng ý, mà yêu cầu ông B đi ra ký bán hoặc các bên hủy giấy ủy quyền đã ký.

    Lý do cơ quan công chứng đưa ra: ủy quyền chưa hết hiệu lực

    - "Ông A đã ký giấy ủy quyền (có công chứng) cho ông B được bán căn nhà: nên ông B có thể đã thực hiện 1 phần nội dung ủy quyền với người mua (người X). Ví dụ: đã nhận đặt cọc nên không cần công chứng. Việc ông A bán cho người Y sẽ vô tình hay cố ý xâm hại đến quyền lợi của X.
    - Trong thực tế, nhiều giao dịch (mua bán) nhà đất thực sự là chuyển quyền nhưng lại thực hiện dưới dạng ủy quyền để trốn thuế: thực tế người nhận ủy quyền đã mua nhưng khi bán thì nhờ ông A ký để né thuế.
    - Ông A có thể tự mình bán nhà được; không gặp khó khăn, trở ngại gì khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhưng lại ủy quyền là một nghi vấn nên yêu cầu hủy HĐUQ là hợp lý.

    2. Cơ quan công chứng không đồng ý hợp đồng có nội dung 01 trong các bên được quyền đơn phương chấm dứt, ví dụ "bên a được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên b không thanh toán tiền mua nhà"

    Lý do cơ quan công chứng đưa ra: văn bản đã được công chứng thì các bên không được quyền đơn phương, chỉ có do các bên cùng ra công chứng để chấm dứt hoặc tòa án giải quyết.
     

    Theo luật dân sự hiện hành.

    Điều 385. Khái niệm hợp đồng

    Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

    2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

    Như vậy các bên phải "thỏa thuận" khi chấm dứt hđ, chứ không được đơn phương và cũng không được đưa điều khoản trái pháp luật vào hợp đồng.

    3. Ông A có 01 căn nhà hình thành trước hôn nhân (giấy chứng nhận được cấp trước hôn nhân), nay bà B (vợ ông A) đi lập văn bản xác nhận căn nhà này là của ông A thì cơ quan công chứng không đồng ý xác nhận chữ ký trong văn bản này.

    Lý do cơ quan công chứng đưa ra: đây là sự thật hiển nhiên nên không cần công chứng.

     

    Điều luật đã có quy định thì là hiển nhiên, không cần làm cam kết; nên không có việc xác nhận cam kết tài sản riêng là của riêng.

    Nếu muốn lách để có cam kết thì phải thêm một câu: đó là tài sản riêng và đây không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình nên cam kết không tranh chấp khiếu nại khi người chồng chuyển nhượng, cho tặng.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    tuyentranf (11/10/2018)
  • #477050   04/12/2017

    chaungoc12
    chaungoc12

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    mình đồng ý với quan điểm  của bạn hungmaiusa.

    Bổ sung thêm việc cam kết tài sản riêng: Hiện tại nếu người cam kết về tài sản riêng có yêu cầu thì cơ quan công chứng có thể chứng thực cam kết với nội dung: Hoa lợi, lợi tức và thu nhập khác phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân là tài sản riêng của người có tài sản, cam kết không có tranh chấp khiếu nại.

     
    Báo quản trị |