Vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Hướng dẫn 28/HD-VKSTC về lập hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại; lao động, phá sản. Theo đó, nội dung hồ sơ kiểm sát giải quyết vụ án Hành chính; Vụ việc kinh doanh thương mại; Lao động như sau:
1. Hồ sơ ở giai đoạn sơ thẩm được sắp xếp thành 07 tập theo trình tự tố tụng và thứ tự thời gian, gồm: Tập 1: Về thủ tục tố tụng; Tập 2: Tài liệu người khởi kiện/ Nguyên đơn; Tập 3: Tài liệu người bị kiện/ Bị đơn; Tập 4: Tài liệu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Tập 5: Tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập; Tập 6: Tài liệu về công tác kiểm sát; Tập 7: Tài liệu về giải quyết của Tòa án
2. Hồ sơ kiểm sát lập ở giai đoạn phúc thẩm gồm có: Tài liệu chứng cứ do đương sự cung cấp (nếu có); Tài liệu chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập (nếu có); Biên bản giao nhận chứng cứ và các tài liệu do đương sự cung cấp; Quyết định kháng nghị, Quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị, Quyết định rút kháng nghị (nếu có); Đơn kháng cáo và biên bản giao nhận đơn kháng cáo; Thông báo về việc bổ sung đơn kháng cáo; Đơn kháng cáo bổ sung; Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn (nếu có); Biên bản nghị án; Thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm; Biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm; Thông báo về việc kháng cáo; Thông báo về việc thụ lý phúc thẩm; Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có); Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm(nếu có); Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm (nếu có); Biên bản định giá cấp phúc thẩm; Biên bản đối chất, hòa giải, thỏa thuận … (nếu có); Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; Quyết định hoãn phiên tòa và các quyết định khác (nếu có); Biên bản giao nhận các loại văn bản tố tụng; Bài phát biểu của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có); Bản án, Quyết định phúc thẩm của Tòa án; Các trích cứu hồ sơ vụ án; Bản sao tài liệu, chứng cứ; Các phiếu kiểm sát; Các văn bản thực hiện quyền yêu cầu; Các văn bản thực hiện quyền kiến nghị (nếu có); Quyết định phân công kiểm sát viên; Báo cáo đề xuất hướng xử lý, giải quyết của Kiểm sát viên sau khi nghiên cứu và ý kiến của Lãnh đạo; Đề cương hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp và đề nghị Hội đồng xét xử công bố tài liệu chứng cứ tại phiên tòa, phiên họp; Bài phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên; Báo cáo xét xử phúc thẩm.
3. Hồ sơ kiểm sát lập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm: Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự và tài liệu kèm theo; Thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; Văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để nghiên cứu; Thông báo kết quả xử lý đơn gửi đương sự, cơ quan, tổ chức (nếu có); Đơn đề nghị hoãn thi hành án và các tài liệu thi hành án kèm theo (nếu có); Tài liệu, chứng cứ của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cung cấp thêm; Quyết định hoãn thi hành bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính (nếu có); Công văn yêu cầu hoãn thi hành án (nếu có); Công văn yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ (nếu có); Tài liệu chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp theo yêu cầu của Viện kiểm sát (nếu có); Tờ trình kết quả nghiên cứu hồ sơ báo cáo đề xuất hướng giải quyết vụ án và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo khi duyệt án; Văn bản thông báo không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu không có kháng nghị); Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao hoặc của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Bản phát biểu của Kiểm sát viên đối với kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Chánh án TAND tối cao, Chánh án TAND cấp cao; Bút ký của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà; Báo cáo xét xử giám đốc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm.