Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra hiện nay được quy định ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #606865 16/11/2023

    Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra hiện nay được quy định ra sao?

    Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỷ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Vậy, nội dung giám sát của Đoàn thanh tra được quy định thế nào?
     
    1. Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra
     
    Theo Điều 98 Luật Thanh tra 2022 nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra được quy định như sau:
     
    - Việc chấp hành các quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra.
     
    - Việc chấp hành chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; việc thực hiện quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra; việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo.
     
    - Việc chấp hành quy định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra; việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong hoạt động của Đoàn thanh tra.
     
    2. Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát
     
    Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát được quy định tại Điều 99 Luật Thanh tra 2022 như sau:
     
    - Xây dựng kế hoạch giám sát trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
     
    - Làm việc với Đoàn thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung giám sát. Người thực hiện giám sát chỉ làm việc với đối tượng thanh tra khi có yêu cầu của người ra quyết định thanh tra.
     
    - Yêu cầu Đoàn thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu sau đây:
     
    + Quyết định thanh tra, quyết định gia hạn thời hạn thanh tra, quyết định đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra, quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, văn bản chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra;
     
    + Báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên khác của Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra và của Trưởng đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra;
     
    + Đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có);
     
    + Tài liệu khác theo chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.
     
    -  Báo cáo người ra quyết định thanh tra về nội dung theo kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và nội dung khác theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; trường hợp hoạt động của Đoàn thanh tra không đúng với kế hoạch tiến hành thanh tra hoặc phát hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra thì phải báo cáo người ra quyết định thanh tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
     
    3. Tổ chức việc giám sát, báo cáo kết quả giám sát
     
    Điều 101 Luật Thanh tra 2022 quy định việc tổ chức việc giám sát, báo cáo kết quả giám sát như sau:
     
    - Việc giám sát được thực hiện trên cơ sở kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra được người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
     
    - Người thực hiện giám sát tiến hành xem xét, đánh giá báo cáo của Đoàn thanh tra và thông tin, tài liệu khác có liên quan đến nội dung trong kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
     
    - Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp, người thực hiện giám sát phải gửi báo cáo kết quả giám sát đến người ra quyết định thanh tra; trường hợp giám sát đột xuất theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra thì thời hạn gửi báo cáo do người ra quyết định thanh tra quyết định.
     
    - Kết quả giám sát là một trong các căn cứ để người ra quyết định thanh tra xem xét, ban hành kết luận thanh tra.
     
    Như vậy, nội dung giám sát hoạt động Đoàn thanh tra được quy định cụ thể tại Điều 98 Luật Thanh tra 2022. Hoạt động thanh tra được xây dựng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cũng như phục vụ việc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau.
     
     
    142 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận