Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai khi quản lý công trình phòng chống sạt lở bờ sông là gì? Công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển là gì?
Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai khi quản lý công trình phòng chống sạt lở bờ sông là gì?
Nội dung bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT; cụ thể như sau:
- Xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, được cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai đối với lực lượng quản lý công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Xây dựng và ban hành quy chế trong quản lý công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển phải đáp ứng các yêu cầu về phòng chống thiên tai.
- Xây dựng, rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai; tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai được phê duyệt.
- Cắm biển cảnh báo đối với khu vực xảy ra sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình, người và phương tiện hoạt động trong phạm vi quản lý công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Đo đạc, quan trắc diễn biến, hiện trạng và các thông số cơ bản của công trình; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, bờ biển; mực nước, dòng chảy, sóng, dòng thấm và các yếu tố khác tác động lên công trình; theo dõi diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Duy tu bảo dưỡng bảo đảm khả năng làm việc của công trình; theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa, gia cố, nâng cấp đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn về thiết kế, thi công công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và đột xuất về hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hư hỏng, sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai. Trường hợp phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý, phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời báo cáo kịp thời đến Ủy ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý, cơ quan nhà nước chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp trực tiếp quản lý để được hỗ trợ.
- Rà soát, đánh giá, xác định trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai được duyệt phù hợp với các tình huống thiên tai xảy ra và khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại do thiên tai.
- Lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, nước dâng, mưa lớn, động đất, sóng thần, sụt lún đất ảnh hưởng đến ổn định công trình và hồ sơ về khảo sát, thiết kế, hoàn công xây dựng, sửa chữa, gia cố, duy tu bảo dưỡng; các biên bản, báo cáo kiểm tra đánh giá định kỳ về hiện trạng; phương án ứng phó thiên tai và các tài liệu khác có liên quan.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.
Công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển là những công trình nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2021/TT-BNNPTNT thì công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển là những công trình kè bảo vệ bờ, giảm sóng, gây bồi và chỉnh trị sông, nắn dòng.
Pháp luật quy định khoa học và công nghệ trong phòng chống thiên tai như thế nào?
Căn cứ tại Điều 39a Luật phòng, chống thiên tai 2013 được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 thì:
Pháp luật quy định khoa học và công nghệ trong phòng chống thiên tai như sau:
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát, truyền tin các loại hình thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động có thể làm gia tăng rủi ro thiên tai.
- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, vật liệu mới để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn công trình đê điều, công trình phòng, chống sạt lở, sụt lún đất, hồ, đập và công trình phòng, chống thiên tai khác.
Tóm lại, các nội dung bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc quản lý công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển được liệt kê cụ thể tại mục 1.