NLĐ làm cho doanh nghiệp nước ngoài có được nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Chủ đề   RSS   
  • #601806 14/04/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    NLĐ làm cho doanh nghiệp nước ngoài có được nghỉ lễ 30/4, 1/5?

    Năm nay ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương, lễ chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 liền kề nha, qua đó người lao động (NLĐ) sẽ có rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
     
    Tuy nhiên, đối với NLĐ mang quốc tịch Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài hay công ty đa quốc gia thì các kỳ nghỉ lễ tại Việt Nam có được phép nghỉ hay không?
     
    nld-lam-cho-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-co-duoc-nghi-le-30-4-1-5
     
    1. NLĐ được nghỉ những kỳ nghỉ lễ nào?
     
    Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định kỳ nghỉ lễ, tết tại Việt Nam danh cho NLĐ  và doanh nghiệp hiện nay bao gồm các ngày sau đây:
     
    * Đối tượng là NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương khi nghỉ vào:
     
    - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
     
    - Tết  m lịch: 05 ngày;
     
    - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
     
    - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
     
    - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
     
    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
     
    * Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định như trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
     
    Qua đó, NLĐ có thể nghỉ đến 11 lễ trong năm dương lịch, tùy tình hình thực tế thì Thủ tướng Chính phủ có thể điều chỉnh ngày nghỉ lễ.
     
    2. Những đối tượng nào sẽ được nghỉ lễ theo quy định tại Việt Nam?
     
    Căn cứ Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định các đối tượng áp dụng quy định về nghỉ lễ, chế độ nghỉ hằng năm và các quy định nghỉ khác bao gồm:
     
    - NLĐ, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
     
    - Người sử dụng lao động.
     
    - Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
     
    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
     
    Bộ luật Lao động 2019 hiện chỉ quy định chung về đối tượng thực hiện quy định về nghỉ lễ tại Việt Nam mà chưa nói rõ doanh nghiệp nước ngoài tuân thủ quy định tại Việt Nam ra sao. 
     
    3. Trường hợp NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài được nghỉ lễ
     
    - Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam thì doanh nghiệp này đã xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam thì sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
     
    Do đó, NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng vẫn còn thuộc lãnh thổ của Việt Nam thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải cho phép NLĐ nghỉ các kỳ nghỉ được quy định trong Bộ luật Lao động 2019.
     
    - Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp trong có trụ sở và chi nhánh tại Việt Nam thì sẽ không cần phải tuân theo quy định về ngày nghỉ lễ của Việt Nam.
     
    Qua đó, trường hợp trên mà NLĐ ký hợp đồng lao động làm việc từ xa cho doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ không được nghỉ lễ của Việt Nam nếu pháp luật nước của doanh nghiệp không có quy định cho phép NLĐ nghỉ lễ truyền thống.
     
    - Thứ ba, trường hợp pháp luật quốc gia của doanh nghiệp nước ngoài cho phép NLĐ Việt Nam được nghỉ lễ truyền thống thì NLĐ sẽ được nghỉ.
     
    4. Mức phạt doanh nghiệp nước ngoài không cho NLĐ nghỉ lễ
     
    Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp là cá nhân vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì mức phạt như sau:
     
    Phạt 02 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây:
     
    - Không bảo đảm cho NLĐ nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
     
    - Không thông báo bằng văn bản cho Sở LĐTBXH nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
     
    Phạt 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
     
    Phạt 20 triệu đồng - 25 triệu đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây:
     
    - Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
     
    -Huy động NLĐ làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019
     
    Phạt tiền đối với doanh nghiệp khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho NLĐ nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
     
    - Từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ
     
    - Từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ
     
    - Từ 20 triệu đồng - 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ
     
    - Từ 40 triệu đồng - 60 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ.
     
    - Từ 60 triệu đồng - 75 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.
     
    Lưu ý: Doanh nghiệp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần so với cá nhân.
     
    Như vậy, nếu NLĐ làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài có trụ hoặc chi nhánh tại Việt Nam thì sẽ được nghỉ lễ Giỗ tổ, 30/4, 1/5 theo quy định của Việt Nam, trường hợp vi phạm có thể bị phạt đến 40 triệu đồng.
     
    1709 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận