NLĐ điều trị bệnh ngoại trú có được hưởng chế độ ốm đau?

Chủ đề   RSS   
  • #601652 05/04/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    NLĐ điều trị bệnh ngoại trú có được hưởng chế độ ốm đau?

    Trong quá trình lao động sẽ không tránh khỏi những trường hợp NLĐ bị ốm đau ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy, việc nghỉ phép để điều trị bệnh là hoàn toàn đúng theo pháp luật, bên cạnh đó NLĐ còn được hưởng các chế độ ốm đau theo quy định. Tuy nhiên, đối với điều trị ngoại trú, NLĐ có được hưởng chế độ ốm đau không?

    Điều trị ngoại trú có được hưởng chế độ ốm đau?

    Ngoại trú là việc người bệnh được điều trị y tế tại một cơ sở y tế/bệnh viện/phòng khám nhưng không cần nhập viện điều trị nội trú. Các trường hợp điều trị trong ngày, phẫu thuật/tiểu phẫu/nội soi chẩn đoán bệnh trong ngày được giải quyết theo quyền lợi điều trị ngoại trú.

    Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế quy định:

    Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

    Như vậy, quy định này xác định người bệnh điều trị ngoại trú sẽ được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định. Họ tham gia vào việc khám chữa bệnh, và được áp dụng chế độ tương ứng. 

    Tuy nhiên, người lao động hay các đối tượng tham gia Bảo hiểm phải quan tâm đến giấy tờ chứng minh thời gian điều trị. Giấy tờ này cần được các cơ quan liên quan cấp. Cụ thể là Giấy ra viện được các cơ sở y tế thực hiện điều trị cấp.

    Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cần giấy tờ gì?

    Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau:

    Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

    Cụ thể chi tiết, bao gồm:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả 

    (1) Trường hợp điều trị nội trú

    - Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.

    - Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

    (2) Trường hợp điều trị ngoại trú: 

    Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

    Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn điều trị ngoại trú thì khi NLĐ ra viện chỉ cần nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) để công ty nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho NLĐ.

    Sau bao lâu thì NLĐ được nhận tiền trợ cấp chế độ ốm đau?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

    Ngoài ra, trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

    Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH về thời gian giải quyết hồ sơ cũng quy định:

    Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Theo đó, thời hạn giải quyết và chi trả, cụ thể:

    - Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    - Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    Như vậy, sau tối đa 06 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định thì NLĐ sẽ được chi trả trợ cấp. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     
    7281 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (07/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận