Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, NLĐ sẽ được thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc và bảo hiểm xã hội. Bởi vì, trong trường hợp này, quyền lợi của NLĐ sẽ được giải quyết tương tự như trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 4, Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên thanh toán cho NLĐ tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của NLĐ theo quy định của pháp luật.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ trả sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác của NLĐ mà doanh nghiệp đang giữ.
Thứ hai, căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động 2012 về trợ cấp thôi việc thì: NLĐ còn được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, do đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho đơn vị trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc. Và cứ mỗi năm trong khoảng thời gian này, NLĐ sẽ được chi trả nửa tháng tiền lương.
Thứ ba, NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 50 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Luật việc làm 2013 thì NLĐ có thể tính được thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của mình với mức hưởng mỗi tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Như vậy, dù doanh nghiệp có bị giải thể hay phá sản thì quyền lợi của NLĐ vẫn được bảo vệ đến mức tối đa.