NLĐ có được quyền tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương?

Chủ đề   RSS   
  • #592614 21/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74946
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần


    NLĐ có được quyền tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương?

    Tiền lương là thành quả sau quá trình làm việc của người lao động. Tiền lương đóng một vai trò quan trọng, vì thế việc tham gia ý kiến khi NSDLĐ xây dựng bảng lương là quyền và lợi ích của chính người lao động. Pháp luật quy định về việc này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

    Xây dựng thang bảng lương như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, như sau:

    Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

    Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

    Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

    Theo đó,thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

    Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp sẽ phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Dù cho doanh nghiệp nhỏ hay lớn cũng đều phải xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định. 

    NLĐ được tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:

    Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến như sau:

    Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung:

    - Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

    - Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;

    - Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;

    - Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

    Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:

    - Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;

    - Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;

    - Hình thức khác mà pháp luật không cấm.”

    Như vậy, theo quy định trên thì người lao động sẽ có quyền tham gia ý kiến về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động.

     
    360 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592637   23/10/2022

    NLĐ có được quyền tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương?

    Cảm ơn chia sẻ đầy bổ ích của bạn. Thực tế quá trình xây dựng thang bảng lương ít được tham khảo ý kiến người lao động mà do chính công ty xây dựng. Vì thế người lao động nên biết quy định này để có thể tham gia ý kiến vào quá trình xây dựng thang bảng lương cho chính mình. Đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #592641   23/10/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    NLĐ có được quyền tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương?

    Cảm ơn bài viết của bạn về vấn đề này. Khi người sử dụng lao động không xây dựng thang bảng lương thì người sử dụng lao động có thể bị phạt như sau: 

    Tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau: 

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;

    b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;

    c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;

    d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;

    đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

    Theo đó, khi cá nhân người sử dụng lao động không tiến hành xây dựng thang lương, bảng lương thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/10/2022)
  • #593161   30/10/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    NLĐ có được quyền tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Hiện nay trên thực tế thì ít khi người lao động được tham gia vào xây dựng thang bảng lương và cũng ít người lao động biết có quy định chính bản thân được tham gia vào xây dựng thang bảng lương. Việc tham gia vào xây dựng thang bảng lương người lao động có thể bảo vệ được những quyền lợi và lợi ích của mình, việc này đảm bảo được là người lao động sẽ có những đồng lương phù hợp với năng lực của mình nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #593191   30/10/2022

    sun_shineeeee
    sun_shineeeee

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 23 lần


    NLĐ có được quyền tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương?

    Cảm ơn bài viết của tác giả.

    Theo tìm hiểu của mình, theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, người lao động được tham gia ý kiến khi xây dựng thang lương, bảng lương thông qua hình thức đối thoại tại nơi làm việc. Cụ thể:

    - Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, Khoản 1 Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trước khi ban hành thang lương, bảng lương.

    - Căn cứ Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thủ tục đối thoại khi có vụ việc (việc ban hành thang lương, bảng lương của người sử dụng lao động) như sau:

    + Bước 1: Người sử dụng lao động gửi dự thảo thang lương, bảng lương, kèm các nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;

    + Bước 2: Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;

    + Bước 3: Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;

    + Bước 4: Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

    Lưu ý:

    - Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

    - Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại.

     
    Báo quản trị |  
  • #594266   27/11/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    NLĐ có được quyền tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương?

    Tại điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì người lao động được quyền tham gia vào việc đóng góp ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể. Việc người lao động được tham gia góp ý để đảm bảo hơn quyền lợi của người lao động trong vấn đề về lương.

     

     
    Báo quản trị |