NLĐ bị giảm tiền lương khi điều chuyển công việc mới có hợp pháp?

Chủ đề   RSS   
  • #593809 10/11/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    NLĐ bị giảm tiền lương khi điều chuyển công việc mới có hợp pháp?

    Trong quá trình làm việc, người lao động không tránh khỏi các trường hợp điều chuyển công việc cho phù hợp với mô hình công ty, điều kiện kinh tế,... Vậy nếu NLĐ bị giảm tiền lương khi từ công việc cũ qua công việc mới thì có đúng luật hay không?

    Pháp luật quy định như thế nào về điều chuyển công việc khác với hợp đồng lao động thỏa thuận ban đầu. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Công ty có quyền điều chuyển người lao động làm công việc khác không?

    Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

    Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

    Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

    Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

    Theo đó, trong trường hợp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng.

    Ngoài ra, NSDLĐ phải tuân theo các điều kiện như thời gian thông báo cho người lao động, thời hạn làm công việc mới, mức lương theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.

    Trách nhiệm của NSDLĐ khi chuyển NLĐ làm công việc khác

    Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải:

    - Thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc;

    - Thông báo rõ thời hạn làm tạm thời;

    - Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

    Giảm tiền lương của NLĐ so với công việc cũ có đúng luật không?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

    Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. 

    Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

    Ngoài ra, trong trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của BLLĐ 2019..

    Đơn phương giảm lương người lao động khi chưa có sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

    Người lao động không đồng ý là bên NSDLĐ vẫn giảm lương thì có thể bị phạt theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: 

    Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;....

    - Từ 5-10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01-10 người lao động;

    - Từ 10-20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11-50 người lao động;

    - Từ 20-30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51-100 người lao động;

    - Từ 30-40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101-300 người lao động;

    - Từ 40-50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    Như vậy, hành vi giảm lương tức là trả lương không đủ và NSDLĐ có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức thì sẽ bị phạt gấp đôi theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

     
    349 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (11/11/2022) ThanhLongLS (11/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594932   30/11/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    NLĐ bị giảm tiền lương khi điều chuyển công việc mới có hợp pháp?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Bài viết của bạn rất hay và bổ ích, giúp người đọc có thêm thông tin về các vấn đề tiền lương NLĐ khi điều chuyển công việc. Hiện tại các công ty cắt giảm nhân sự, điều chuyển NLĐ vì tình hình kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của NLĐ thì NLĐ nên lưu ý khi chuyển sang làm công việc khác thì NLĐ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc và tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hirono vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2022)