Những việc tham gia ý kiến trong hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ đề   RSS   
  • #612386 05/06/2024

    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Những việc tham gia ý kiến trong hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

    Ngày 27/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1408/QĐ-BVHTTDL năm 2024 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong đó, quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia ý kiến như sau:

    1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến

    Theo Điều 11 Quyết định 1408/QĐ-BVHTTDL năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia ý kiến các vấn đề sau:

    Trong các cơ quan, đơn vị:

    - Giải pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

    - Kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị;

    - Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị;

    - Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị;

    - Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu Nhân dân;

    - Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm công chức, viên chức;

    - Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của công chức, viên chức;

    - Các dự thảo nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.

    Trong các doanh nghiệp:

    - Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;

    - Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;

    - Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

    - Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;

    - Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;

    - Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;

    - Nội dung, hình thức thỏa ước lao động tập thể. Đối với vấn đề này thì người lao động tham gia ý kiến theo đề nghị của tổ chức đại diện người lao động;

    - Nội dung, hình thức đối thoại tại doanh nghiệp thì người lao động tham gia ý kiến theo đề nghị của tổ chức đại diện người lao động.

    2.  Hình thức tham gia ý kiến

    Theo Điều 12 Quyết định 1408/QĐ-BVHTTDL năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia ý kiên theo các hình thức sau:

    - Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị: căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:

    + Tham gia ý kiến trực tiếp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị;

    + Thông qua hội nghị công chức, viên chức, người lao động và các cuộc họp, hội nghị khác của cơ quan, đơn vị;

    + Qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;

    + Thông qua Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị.

    - Đối với người lao động trong các doanh nghiệp: căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, người lao động tại doanh nghiệp có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:

    + Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;

    + Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

    + Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;

    + Qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;

    + Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

    Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia ý kiến các vấn đề được quy định tại Điều 11 Quyết định 1408/QĐ-BVHTTDL năm 2024, có hiệu lực từ ngày 27/5/2024.

     
    122 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận