Những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng nhà ở

Chủ đề   RSS   
  • #452098 19/04/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng nhà ở

    Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà

    Trong ba việc ấy thật là khó thay

    Ông bà ta xếp mức độ khó của việc “làm nhà” còn sau cả “lấy vợ”, nhưng thực tế trong xã hội ngày nay, việc “làm nhà” khó hơn việc lấy vợ rất rất nhiều. Để “lấy vợ”, chỉ cần đáp ứng một vài điều kiện về độ tuổi, sức khỏe… tại Luật hôn nhân và gia đình, nếu đáp ứng được thì thủ tục đăng ký kết hôn cũng đơn giản và nhanh gọn.

    Còn muốn “làm nhà”, ngoài những vấn đề về mặt tài chính thì cần phải lưu tâm rất nhiều ở các vấn đề, thủ tục pháp lý. Và những vấn đề về pháp lý khi “làm nhà” bao gồm…

     

    1. Muốn xây nhà thì phải có đất. “Có đất” ở đây đương nhiên phải được hiểu là quyền sử dụng đất chứ không phải là một cách hiểu nào khác. Về quyền sử dụng đất thì phải lưu ý điều gì?

    - Cần phải xem thửa đất mình chuẩn bị xây nhà có được xây dựng nhà ở hay không?

    Điều này, bạn phải xem thửa đất của mình thuộc loại đất gì, có thuộc diện cấm xây dựng nhà ở hay không? Vấn đề này bạn xem trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy tờ về quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Cho thuê đất… của mình, thửa đất thuộc loại đất nào sau đó đối chiếu với Điều 10 Luật đất đai 2013 để biết loại đất của thửa đất của mình. Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật đất đai 2013 thì đất phải được sử dụng đúng mục đích. Nếu đất không được xây dựng nhà ở thì bạn phải tiến hành làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở.  

    Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT và Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT.

    - Ngoài việc tự mình kiểm tra, để khai thác thông tin thửa đất, bạn có quyền yêu cầu cơ quan chức năng cung cấp dữ liệu đất đai. Thục tục và biểu mẫu đơn đề nghị được quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Các thông tin bạn có quyền yêu cầu cung cấp bao gồm: tình trạng pháp lý, quyền sử dụng đất, lịch sử biến động….

     

    2. Sau khi kiểm tra thông tin, tình trạng về thửa đất sắp xây dựng nhà của bạn, mọi chuyện đã “ok” rồi. Vấn đề tiếp theo là việc xin cấp giấy phép xây dựng.

    Đầu tiên, cần kiểm tra xem thửa đất của bạn có thuộc diện được miễn giấy phép xây dựng hay không. Nếu được miễn thì mọi chuyện đã quá dễ dàng, cứ thế mà xây thôi. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014. Bạn cần phải kiểm tra thật kỹ.

    Nếu không thuộc những trường hợp miễn giấy phép xây dựng thì bạn cần tiến hành xin giấy phép xây dựng trước khi “làm nhà”.

    Điều kiện cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ:

    - Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

    - Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

    - Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau:

    + Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác;

    + Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

    - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

    + Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

    + Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    + Bản vẽ thiết kế xây dựng;

    + Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối vớicông trình liền kề.

     - Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch xây dựng được quy định như sau:

    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;

    + Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp quy định trên.

    Bài viết nếu có chỗ nào còn sai sót, mong các thành viên Dân Luật góp ý, bổ sung để thông tin được hoàn thiện nhằm phục vụ mọi người.

    Đây là chữ ký

     
    7368 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận