Những trường hợp vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý

Chủ đề   RSS   
  • #309027 12/02/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Những trường hợp vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý

    Vi phạm pháp luật phải gánh lấy trách nhiệm pháp lý, tuy nhiên trong một số trường hợp người vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mình gây ra. Cụ thể như sau:

    1/ Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự

    Ví dụ: Trẻ em chưa đủ 6 tuổi hay người bị mất năng lực hành vi dân sự.

    2/ Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý

    Ví dụ: Người chưa đủ 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà mình gây ra.

    3/ Miễn trách nhiệm pháp lý

    Ví dụ: Điều 25 Bộ luật Hình sự 1999

    - Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

    - Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

    - Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.

    4/ Hết thời hiệu chịu trách nhiệm pháp lý

    Ví dụ: Theo điều 23 Bộ luật Hình sự 1999

    Khi hết thời hiệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    5/ Pháp luật quy định cấm nhưng không có chế tài

    Ví dụ: Bộ luật Lao động 2012 quy định cấm quấy rối tình dục người lao động (điều 8, 37, 182, 183) nhưng tại Nghị định 95/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động không hề xử phạt hành vi quấy rối tình dục người lao động. Như vậy, nếu ai vi phạm thì vẫn không chịu trách nhiệm pháp lý.

     
    70808 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    phuongdohlu (12/02/2014) TRUTH (12/02/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #309542   15/02/2014

    Ngatranlaw
    Ngatranlaw

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/01/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


     Bộ luật Lao động 2012 quy định cấm quấy rối tình dục người lao động (điều 8, 37, 182, 183) nhưng tại Nghị định 95/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động không hề xử phạt hành vi quấy rối tình dục người lao động. Như vậy, nếu ai vi phạm thì vẫn không chịu trách nhiệm pháp lý.

     

    Không thể chấp nhận được >.<

    phải biết lạnh lùng và tàn nhẫn để sống mạnh mẽ

     
    Báo quản trị |