Đất đai là tài nguyên quan trọng của quốc gia, đặc biệt là trong các vấn đề giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) khi diện tích thửa đất bị thay đổi thì cơ quan có thẩm quyền về đất đai sẽ thực hiện đo đạc lại. Vậy trong trường hợp nào sẽ thực hiện việc đo đạc lại đất đai trong năm 2023.
1. Đo đạc lại đất đai được hiểu ra sao?
Đo đạc đất đai hay còn được biết là đo đạc địa chính, đây là việc cơ quan có thẩm quyền về đất đai thực hiện, qua đó sử dụng các thiết bị kỹ thuật để xác định diện tích thửa đất với các ranh giới, mốc giới cụ thể nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai hoặc để người sử dụng đất thực hiện các thủ tục hành chính.
Việc đo đạc trên là bước đầu để thực hiện chính xác việc xác định các vị trí trên bản đồ. Mục đích chính là phục vụ cho công tác quản lý đất cũng như việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
2. Trường hợp đất đai phải đo đạc lại do sai sót về diện tích thửa đất
Căn cứ khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định đo đạc đất đai là một trong những nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 Luật Đất đai 2013 hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về QSDĐ.
Không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013.
3. Trường hợp đất đai phải đo đạc lại do có thay đổi về diện tích thửa đất
Trong trường hợp đất đai phải thực hiện đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính khi rơi vào các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT bao gồm:
- Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất).
- Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất).
- Thay đổi diện tích thửa đất.
- Thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất.
- Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp.
- Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia.
- Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình.
- Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.
4. Chuyển nhượng đất đai phải thực hiện việc đo đạc lại
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Do đó, khi chuyển nhượng một phần thửa đất phải đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc để tách thửa, 100% trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất phải đo đạc tách thửa, nếu không sẽ không sang tên được.
Bên cạnh đó, trường hợp chuyển nhượng QSDĐ toàn bộ mặc dù không có quy định rõ về việc đo đạc lại đất đai nhưng người sử dụng đất vẫn nên thực hiện đo đạc trong bất cứ giao dịch gì có liên quan đến thay đổi đất đai nhằm đảm bảo về mặt pháp lý.