Những trường hợp nào phải sử dụng đèn xi nhan?

Chủ đề   RSS   
  • #600348 21/03/2023

    Changchang0212

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:20/03/2023
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Những trường hợp nào phải sử dụng đèn xi nhan?

    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 về những trường hợp người tham gia giao thông phải sử dụng đèn tín hiệu của phương tiện giao thông có quy định như sau:

    - Sử dụng làn đường: trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

    - Vượt xe: xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi

    - Chuyển hướng xe: khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

    - Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ: người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

    - Lùi xe: Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

    Vậy, có 05 trường hợp người tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008. 

     
    98 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600632   28/03/2023

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Những trường hợp nào phải sử dụng đèn xi nhan?

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông,  người điều khiển phương tiện phải bật đèn tín hiệu (xi nhan) trong một số trường hợp nhất định. Việc bật xi nhan phải diễn ra đúng thời điểm, trường hợp bật xi nhan chậm cũng có thể bị xử phạt.

    Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các trường hợp lái xe bắt buộc phải bật xi nhan như bạn đã nêu trên, bao gồm: Khi chuyển làn đường (Điều 13); Khi vượt xe (Điều 14); Khi chuyển hướng xe (Điều 15). Riêng với ô tô, trường hợp lùi xe, dừng xe, đỗ xe cũng là những trường hợp bắt buộc phải bật xi nhan (Điều 16, Điều 18).

    Hiện nay trong các quy định của luật không ghi rõ ràng khoảng cách cần bật trước đèn xi nhan cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện có thể căn cứ theo giáo trình đào tạo lái xe ô tô thì tín hiệu báo trước hướng rẽ nên bật trước với khoảng cách 30 mét sẽ đảm bảo an toàn nhất. Với xe máy, khoảng cách nên giao động từ 10-15 mét.

    Nếu người tham gia giao thông bật đèn xi nhan với khoảng cách lớn hơn; mặc dù không phạm luật nhưng sẽ gây cản trở cho những người khác trên đường. Nếu bật xi nhan ở khoảng cách ngắn hơn, đột ngột thì những người điều khiển phương tiện xung quanh sẽ không kịp nhường đường cho xe của bạn.

    Vì vậy, đặc biệt khi tham gia điều khiển xe máy, ô tô trong thành phố, những nơi có mật độ dân cư đông đúc, người lái xe nên đảm bảo bật đèn xi nhan khi có ý định chuyển hướng trước khoảng 30 mét là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoangvy15 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/03/2023)