Những trường hợp nào nên lập vi bằng?

Chủ đề   RSS   
  • #591585 27/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Những trường hợp nào nên lập vi bằng?

    Có lẽ, trong số chúng ta đã nghe rất nhiều đến việc lập vi bằng, đặc biệt là gần đây. Nhiều người nổi tiếng hay nhắc đến “vi bằng” khi muốn ghi nhận lại một sự việc nào đó. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã biết và hiểu rõ vi bằng là gì hay chưa? Những trường hợp nào là nên lập vi bằng? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

    Vi bằng là gì?

    Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, theo đó “Vi bằng” được giải thích như sau:

    Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

    Lập vi bằng là việc được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

    Đặc điểm của vi bằng

    (1) Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.

    (2) Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản đó phải do thừa phát lại lập. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

    (3) Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Hình thứ và nội dung của Vi bằng được quy định tại điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại

    (4) Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

    lap-vi-bang-khi-nao

    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

    Theo Điều 36 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì:

    Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc.

    Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

    Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

    Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

    Chưa có văn bản nào quy định thời hiệu cụ thể của vi bằng, kể cả Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng được lập và đăng ký sẽ có giá trị chứng cứ tại thời điểm đăng ký; vi bằng không bị mất giá trị nếu Tòa án không hủy.
    Mặc dù được sao chép, sử dụng làm chứng cứ nhưng vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

    Những trường hợp nào nên lập vi bằng?

    Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng:

    - Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;

    - Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà.

    - Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;

    - Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;

    - Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;

    - Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;

    - Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;

    - Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

    - Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

    - Xác nhận mức độ ô nhiễm;

    - Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;

    - Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

    - Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

    - Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;

    - Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

    - Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;

    - Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

     
    335 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (28/09/2022) ThanhLongLS (27/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591624   27/09/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Những trường hợp nào nên lập vi bằng?

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Từ góc nhìn cạnh tranh kinh tế, bản thân môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức Thừa phát lại cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng rối loạn, vi phạm pháp luật khi “mua bán bất động sản qua vi bằng” tại một số địa phương. Một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với các loại hình doanh nghiệp nói chung, Thừa phát lại nói riêng, đó là lợi nhuận, muốn đạt mục đích đó cần có sự cạnh tranh và các vấn đề tiêu cực cũng có thể phát sinh từ những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #591631   28/09/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Những trường hợp nào nên lập vi bằng?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Hiện nay mọi người có nhu cầu lập vi bằng rất nhiều nhưng nên hiểu rõ vi bằng chỉ là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến lập theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên vi bằng không thay thế cho việc công chứng, chứng thực. Người dân nên biết thông tin vi bằng để thực hiện và áp dụng đúng với nhu cầu của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #591635   28/09/2022

    Những trường hợp nào nên lập vi bằng?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả đã chia sẻ. Vi bằng nên được lập khi chúng ta cầng chứng cứ để xác nhận hiện trạng hoặc ghi nhận các hiện tượng và hành vi có thật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như các bên thực hiện chuyển nhượng nhà đất thì không nên lập vi bằng bởi nó chỉ có giá trị xác nhận các bên có thỏa thuận giao nhận tiền chứ không có giá trị thay thế hợp đồng mua bán nhà đất.

     
    Báo quản trị |