Những trường hợp lách luật thường gặp

Chủ đề   RSS   
  • #449550 15/03/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Những trường hợp lách luật thường gặp

    Bạn học Luật để làm gì? Có người nói với mình, học Luật là để bảo vệ gia đình mình, bảo vệ bản thân mình, cũng có người bảo học Luật là để không làm trái quy định pháp luật, và cũng có người bảo rằng học Luật là để lách luật….

    Lý do thứ 3 mới là cái khó, bởi không phải ai cũng nhìn thấy được kẽ hở đó, và người thông minh thì thường áp dụng cách này.

    Thế nhưng đến giờ, mình vẫn còn thắc mắc, lách luật thì có bị xử lý vi phạm không? Giả sử kẽ hở pháp luật của chúng ta chỉ là một cái lỗ xíu xiu, một người thông minh nọ nhìn thấy điểm đó, nên họ đã vận dụng trí não của mình để chui lọt qua đó, dần dần, người này qua đựơc chỉ cho người kia, cứ thế tiếp nối, khiến cho cái lỗ hở đó ngày càng to ra. Vậy thì lúc này các cơ quan công quyền xử lý ra sao? Trám lại cái chỗ đó hay là để yên cái lỗ đó luôn?

    Sau đây, mình sẽ kể cho các bạn các quy định cấm và những trường hợp lách luật tương ứng:

    1. Không được lấy vợ lẽ, nhưng lấy vợ chẵn thì được?

    Tại Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 1959 có quy định “Cấm lấy vợ lẽ”. Thế nhưng mình không rõ là khi soạn thảo văn bản, các bác có bị nhầm về chính tả là “lẽ” hay là “lẻ” không? – Nếu theo đúng nghĩa thì chỉ cấm lấy vợ có số lẻ thôi, tức là 1 3 5 7 9, còn nếu lấy vợ chẵn thì được?

    P/S: Rất may sau thời gian dài thay đổi, thì quy định này đã đựơc chỉnh sửa câu chữ cho phù hợp để tránh gây hiểu nhầm trên.

    2. Có con để chồng không ly hôn?

    Hôn nhân sẽ là địa ngục nếu như không xuất phát từ tình yêu của 2 bên, ông chồng vì lý do nào đó phải kết hôn với người phụ nữ mình không yêu, sau thời gian dài chung sống, ông cũng cảm thấy mình không thể sống chung với người phụ nữ mình không yêu, thế nhưng chị vợ luôn có cách để anh chồng không ly hôn với mình. Đó là có con để chồng không ly hôn.

    Bởi tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Cứ mỗi lần ông chồng có ý định ly hôn thì chị vợ này lại có bầu hoặc nuôi con nhỏ. Cứ như thế lần lựa rất nhiều lần mà ông chồng không thể ly hôn đựơc.

    Cũng tại Luật này có quy định nguyên tắc “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ…” nhưng có vẻ như trường hợp cụ thể nêu trên thì nó chỉ tự nguyện từ phía chị vợ, còn anh chồng chỉ là sự tự nguyện trong ràng buộc thôi. Vậy thì có cách nào để giải quyết tình trạng trên không?

    3. Có bầu để thoát án tử?

    Bộ luật hình sự 1999 có điều khoản nhằm thực hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng, đó là “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.”

    Trên thực tế vừa qua cũng đã xảy ra vụ việc một nữ tử tù đã cố ý có thai để thoát án tử.

    Vậy thì có cách nào để xử lý trường hợp những nữ tử tù còn lại rất có thể áp dụng cách này để thoát án tử không?

    4. Ký các loại hợp đồng không buộc phải đóng BHXH

    Hiện nay, Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định sẽ bắt buộc tham gia BHXH đối với những người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn, đối với hợp đồng mùa vụ hoặc có hạn từ 01 đến 03 tháng cũng phải tham gia BHXH áp dụng từ 01/01/2018.

    Dẫn đến nhiều trường hợp người sử dụng lao động sẽ ký các loại hợp đồng khác ví dụ hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc hợp đồng dịch vụ, hợp đồng thử việc…để không phải đóng BHXH đối với các dạng này.

    Còn trường hợp nào nữa không mấy bạn, bạn nào biết kể tiếp giúp mình với….

     
    29413 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    MayDuong (31/08/2018) GHLAW (17/03/2017) Dong_Bich (16/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449607   15/03/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    shin_butchi viết:

    ...1. Không được lấy vợ lẽ, nhưng lấy vợ chẵn thì được?

    Tại Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 1959 có quy định “Cấm lấy vợ lẽ”. Thế nhưng mình không rõ là khi soạn thảo văn bản, các bác có bị nhầm về chính tả là “lẽ” hay là “lẻ” không? – Nếu theo đúng nghĩa thì chỉ cấm lấy vợ có số lẻ thôi, tức là 1 3 5 7 9, còn nếu lấy vợ chẵn thì được?

    P/S: Rất may sau thời gian dài thay đổi, thì quy định này đã đựơc chỉnh sửa câu chữ cho phù hợp để tránh gây hiểu nhầm trên.

    ..

    Đoạn này chứng tỏ shin là người nam, cho nên không phân biệt, hoặc không thấy quan trọng cần phân biệt dấu hỏi với dấu ngã.

    Đối với người bắc, "lẻ" với "lẽ" là hai từ khác nhau rõ ràng. Chẳng ai nói "vợ lẻ", mà chỉ có "vợ lẽ" thôi. Và sẽ không có ai từ "vợ lẽ" lại có suy nghĩ sang "vợ chẵn".

     
    Báo quản trị |  
  • #449715   17/03/2017

    vietanh212
    vietanh212

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Nguyên tắc hôn nhân 1 vợ 1 chồng? Nên Luật hôn nhân và gia đình cấm người chồng lấy thêm vợ nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình. Còn khi chung sống không hòa hợp thì chia tay, khi đó mọi người lại tự do.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vietanh212 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (20/03/2017) MayDuong (31/08/2018)
  • #449729   17/03/2017

    Phụ nữ thì có con để chồng không ly hôn thôi ,chứ đàn ông thì không biết phải dùng đến cách nào 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhchiencn vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (20/03/2017)
  • #449969   20/03/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    thanhchiencn viết:

    Phụ nữ thì có con để chồng không ly hôn thôi ,chứ đàn ông thì không biết phải dùng đến cách nào 

    Dễ quá, thì làm cho bà vợ có bầu thì không được chớ sao 

     
    Báo quản trị |  
  • #449978   20/03/2017

    shin_butchi viết:

     

    thanhchiencn viết:

     

    Phụ nữ thì có con để chồng không ly hôn thôi ,chứ đàn ông thì không biết phải dùng đến cách nào 

     

     

    Dễ quá, thì làm cho bà vợ có bầu thì không được chớ sao 

     

    Bậy nữa :)) Luật nói là vợ có bầu thì chồng không được ly hôn chứ làm gì có nói vợ có bầu thì vợ không được ly hôn chồng lúc nào :|

     
    Báo quản trị |  
  • #449757   17/03/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Rất hay và bổ ích! like cho shin_butchi

     
    Báo quản trị |  
  • #449839   18/03/2017

    hoangluathoc
    hoangluathoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2016
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    2. Có con để chồng không ly hôn?

    Hôn nhân sẽ là địa ngục nếu như không xuất phát từ tình yêu của 2 bên, ông chồng vì lý do nào đó phải kết hôn với người phụ nữ mình không yêu, sau thời gian dài chung sống, ông cũng cảm thấy mình không thể sống chung với người phụ nữ mình không yêu, thế nhưng chị vợ luôn có cách để anh chồng không ly hôn với mình. Đó là có con để chồng không ly hôn.

    Bởi tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Cứ mỗi lần ông chồng có ý định ly hôn thì chị vợ này lại có bầu hoặc nuôi con nhỏ. Cứ như thế lần lựa rất nhiều lần mà ông chồng không thể ly hôn đựơc.

    Cũng tại Luật này có quy định nguyên tắc “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ…” nhưng có vẻ như trường hợp cụ thể nêu trên thì nó chỉ tự nguyện từ phía chị vợ, còn anh chồng chỉ là sự tự nguyện trong ràng buộc thôi. Vậy thì có cách nào để giải quyết tình trạng trên không

    như vậy là bạn không hiểu được cội nguồn xâu xa của vấn đề. luật quy định đã rỏ nếu ck khong con tinh cảm thi bà vợ lấy cớ j đi nữa thì hôn nhân không hạnh phúc chẵng khác nào bạn tự làm khổ chính minh. và khi anh ck quyết định ly hôn thì chỉ là ngăn cản được nhất thời mà thôi. và  sau 12 tháng anh chong sẻ ly hôn và pháp luật cho phép.nếu bạn nói cứ ông ck muốn ly hôn lấy cớ là có thai ,như vậy tôi sinh hỏi nếu anh ck khong yeu ban nửa khong khong mặn nồng chuyện có vợ chòng thì làm gì có thai hay sinh con , nuôi con duoi 12 tháng tuổi.THÂN! HOANGLUATGIA

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangluathoc vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (20/03/2017)
  • #449971   20/03/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    hoangluathoc viết:

    2. Có con để chồng không ly hôn?

    Hôn nhân sẽ là địa ngục nếu như không xuất phát từ tình yêu của 2 bên, ông chồng vì lý do nào đó phải kết hôn với người phụ nữ mình không yêu, sau thời gian dài chung sống, ông cũng cảm thấy mình không thể sống chung với người phụ nữ mình không yêu, thế nhưng chị vợ luôn có cách để anh chồng không ly hôn với mình. Đó là có con để chồng không ly hôn.

    Bởi tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Cứ mỗi lần ông chồng có ý định ly hôn thì chị vợ này lại có bầu hoặc nuôi con nhỏ. Cứ như thế lần lựa rất nhiều lần mà ông chồng không thể ly hôn đựơc.

    Cũng tại Luật này có quy định nguyên tắc “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ…” nhưng có vẻ như trường hợp cụ thể nêu trên thì nó chỉ tự nguyện từ phía chị vợ, còn anh chồng chỉ là sự tự nguyện trong ràng buộc thôi. Vậy thì có cách nào để giải quyết tình trạng trên không

    như vậy là bạn không hiểu được cội nguồn xâu xa của vấn đề. luật quy định đã rỏ nếu ck khong con tinh cảm thi bà vợ lấy cớ j đi nữa thì hôn nhân không hạnh phúc chẵng khác nào bạn tự làm khổ chính minh. và khi anh ck quyết định ly hôn thì chỉ là ngăn cản được nhất thời mà thôi. và  sau 12 tháng anh chong sẻ ly hôn và pháp luật cho phép.nếu bạn nói cứ ông ck muốn ly hôn lấy cớ là có thai ,như vậy tôi sinh hỏi nếu anh ck khong yeu ban nửa khong khong mặn nồng chuyện có vợ chòng thì làm gì có thai hay sinh con , nuôi con duoi 12 tháng tuổi.THÂN! HOANGLUATGIA

    Thì rất có thể bà vợ thực hiện phương án gài bẫy thì sao nè bạn?  Lúc đó, ông chồng muốn ly hôn cũng hông được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #450022   21/03/2017

    quangkhanh2t
    quangkhanh2t

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2016
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 20 lần


    hoangluathoc viết:

    2. Có con để chồng không ly hôn?

    Hôn nhân sẽ là địa ngục nếu như không xuất phát từ tình yêu của 2 bên, ông chồng vì lý do nào đó phải kết hôn với người phụ nữ mình không yêu, sau thời gian dài chung sống, ông cũng cảm thấy mình không thể sống chung với người phụ nữ mình không yêu, thế nhưng chị vợ luôn có cách để anh chồng không ly hôn với mình. Đó là có con để chồng không ly hôn.

    Bởi tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Cứ mỗi lần ông chồng có ý định ly hôn thì chị vợ này lại có bầu hoặc nuôi con nhỏ. Cứ như thế lần lựa rất nhiều lần mà ông chồng không thể ly hôn đựơc.

    Cũng tại Luật này có quy định nguyên tắc “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ…” nhưng có vẻ như trường hợp cụ thể nêu trên thì nó chỉ tự nguyện từ phía chị vợ, còn anh chồng chỉ là sự tự nguyện trong ràng buộc thôi. Vậy thì có cách nào để giải quyết tình trạng trên không

    như vậy là bạn không hiểu được cội nguồn xâu xa của vấn đề. luật quy định đã rỏ nếu ck khong con tinh cảm thi bà vợ lấy cớ j đi nữa thì hôn nhân không hạnh phúc chẵng khác nào bạn tự làm khổ chính minh. và khi anh ck quyết định ly hôn thì chỉ là ngăn cản được nhất thời mà thôi. và  sau 12 tháng anh chong sẻ ly hôn và pháp luật cho phép.nếu bạn nói cứ ông ck muốn ly hôn lấy cớ là có thai ,như vậy tôi sinh hỏi nếu anh ck khong yeu ban nửa khong khong mặn nồng chuyện có vợ chòng thì làm gì có thai hay sinh con , nuôi con duoi 12 tháng tuổi.THÂN! HOANGLUATGIA

    Luật không nói là con của ai anh nhé.
    Luật chỉ nói trong trường hợp vợ có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng không có quy định về việc đó là con ai.
    Vậy nên không mặn nồng mà mặn nồng với ông hàng xóm thì vẫn có con được anh ạ

    Phan Quang Khánh

    Công Ty Luật TNHH Tinh Tế - luattinhte.vn

    ---quangkhanh2t@gmail.com---

     
    Báo quản trị |  
  • #450520   27/03/2017

    vietanh212
    vietanh212

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2009
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Mình thấy pháp luật của ta hiện nay vẫn chưa thực sử công bằng cho Nam giới, tại sao khi ly hôn phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, trong khi nguyê nhân ly hôn lại do vợ ngoại tình.

    Như Điều 55. Thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

    Khi vợ chồng đã thuận tình ly hôn, đương nhiên họ tự thỏa thuận mọi vấn đề phát sinh, không cần Tòa án phân chia tài sản, cũng như con cái. Họ chỉ cần Tòa án ra quyết định ly hôn là xong. Vì thực tế khi đã quyết định ly hôn là không thể cứu vãn được nữa rồi, nếu tiếp tục sống khác chi địa ngục. Xét thấy việc hòa giải tại cơ sở, cũng như tại Tòa án nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân, nhưng chỉ sợ đó lại là nguyên nhân của những bi kịch sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #501097   31/08/2018

    Trường hợp lách luật phổ biến thường thấy trong lĩnh vực nhà ở, đất đai. Theo đó có quy định về việc mua bán chuyển nhượng nhưng không cần sổ hồng. Tuy nhiên một số người lại lách luật nhằm trốn thuế khi mua bán nhà ở chung cư.

    Ngoài ra một số trường hợp lách luật trong lĩnh vực hình sự cũng có, đặc biệt đối với tội phạm kinh tế và là pháp nhân. Với những chế tài hình sự như hiện tại thì có rất nhiều tội phạm kinh tế là pháp nhân thong dong vì tiền phạt cũng chỉ là số lẻ so với mức mà họ gây thiệt hại cho xã hội hoặc là số lẻ so với doanh thu mà họ kiếm được từ việc làm phi pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #504349   10/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 86 lần


    Lỗ hổng trong pháp luật luôn tồn tại không chỉ ở những lĩnh vực trên mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nữa, nhưng phải thừa nhận là những ai tìm ra được những lỗ hổng đó mà lách phải là người giỏi thật sự. Lách luật không phải là vi phạm pháp luật mà là sự vận dụng hiểu biết để thực hiện các hoạt động có thể pháp luật không mong muốn xảy ra nhưng lại chưa có quy định điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #504369   11/10/2018

    Mọi văn bản pháp luật đều có lỗ hổng và có người luôn khai thác, Chúng ta luôn nói " Làm những gì pháp luật không cấm".

     
    Báo quản trị |  
  • #504396   11/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Cái thứ tư chỉ được áp dụng những lần đầu tiên. Bộ luật lao động đã giới hạn thời gian của hợp đồng thử việc, hợp đồng mùa vụ để tránh người sử dụng lao động vận dụng những hợp đồng này để tránh trốn tránh bảo hiềm xã hội. Và theo mình được biết, Luật bão hiểm xã hội mới có quy định trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buột đối với hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên.

     
    Báo quản trị |