NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÁM CHỮA BỆNH ĐÚNG TUYẾN

Chủ đề   RSS   
  • #447063 20/02/2017

    NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÁM CHỮA BỆNH ĐÚNG TUYẾN

    Từ quy định đóng bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc theo Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 bắt đầu có hiệu lực, tỉ lệ người tham gia BHYT  hiện nay tăng lên đáng kể, việc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT trở thành mối quan tâm của nhiều người dân.

    Vậy, như thế nào là khám chữa bệnh đúng tuyến? Và mức hưởng BHYT đối với những trường hợp đúng tuyến là như thế nào?

    Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT  được xác định theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT  như sau:

    - Thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở tuyến xã, phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khác tương đương trong cùng địa bàn tỉnh;

    Thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện;

    - Thẻ BHYT được bệnh viện tuyến huyện chuyển tuyến đến tuyến tỉnh tại các cơ sở cùng hạng hoặc hạng thấp hơn;

    - Trường hợp cấp cứu: Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

    -  Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến mà phát hiện hoặc phát sinh bệnh khác ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn;

    -  Người tham gia BHYT đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với các cơ sở ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cập nhật bởi halinh29071995 ngày 20/02/2017 09:44:31 SA
     
    3428 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận