Ảnh minh họa: Công chức không được giải quyết thôi việc
Khi công chức thôi việc cần đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tuân thủ quy định và trình tự theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền của công chức là được yêu cầu cơ quan, tổ chức xem xét tính hợp pháp của quyết định thôi việc.
Theo đó, công chức được hưởng chế độ thôi việc quy định trong các trường hợp sau:
- Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
- Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức.
Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
- Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
- Các lý do không giải quyết thôi việc:
+ Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
+ Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Như vậy, trường hợp công chức muốn thôi việc theo nguyện vọng mà lý do đưa ra thuộc các trường hợp trên thì công chức không được giải quyết thôi việc.