1. Skechers
Cũng giống như những lời có cánh của các hãng giày khác, Skechers nói rằng sản phẩm của mình có thể đốt cháy calories và làm săn chắc đùi qua mỗi bước chân. Sau đó, hãng này đã phải chi 40 triệu USD để xử lý vụ kiện tại Ủy ban Thương mại Liên bang vì những quảng cáo vô căn cứ về chức năng của dòng sản phẩm giày Shape-Ups của mình.
2. Listerine
Năm 2005, tòa án liên bang Mỹ đã buộc hãng nước súc miệng Listerine dừng quảng cáo cho rằng sản phẩm của hãng này đã chứng minh có tác dụng giống như chỉ nha khoa trong chống lại sâu răng và nướu. Một hãng sản xuất chỉ nha khoa đã kiện, cho rằng quảng cáo nói Listerine có thể thay thế chỉ nha khoa là hoàn toàn sai và gây hiểu lầm. Theo thẩm phán Denny Chin, bằng chứng thực tế chỉ ra rằng việc sử dụng nước súc miệng không thể thay thế chỉ nha khoa. Đại diện của Pfizer, khi đó là công ty mẹ của Listerine, từ chối bình luận về vụ kiện này.
3. Snapchat
Đầu năm 2014, Snapchat đã phải giải trình với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ về việc ứng dụng này khiến khách hàng hiểu lầm rằng những bức ảnh họ chia sẻ không thể bị lưu lại. Trên thực tế, những bức ảnh này không bao giờ biến mất trên Snapchat và việc lưu hình ảnh cũng tương đối dễ dàng. Ủy ban Thương mại Liên bang cũng cáo buộc công ty này nói dối về lượng thông tin các nhân mà hãng thu thập từ người dùng.
4. Naked Juice
Năm 2013, trong vụ kiện Naked Juice, bên nguyên đơn chỉ trích việc hãng này sử dụng cụm từ “100% hoa quả tươi”, “hoàn toàn tự nhiên” và “không có thực phẩm biến đổi gen” trên bao bì sản phẩm. Bên nguyên nêu ra rằng sản phẩm của hãng này không phải hoàn tự nhiên và còn cáo buộc một số sản phẩm của Naked Juice được làm từ đậu nành biến đổi gen. Pepsico, công ty mẹ của Naked Juice, bảo vệ rằng sản phẩm của mình được làm hoàn toàn tự nhiên nhưng thừa nhận việc một số sản phẩm có thêm vitamin tổng hợp. Công ty này đồng ý gỡ bỏ từ “hoàn toàn tự nhiên” (All Natural) khỏi vỏ chai và chi 9 triệu USD để xử lý vụ kiện này. Nhưng PepsiCo giữ nguyên từ “Không thực phẩm biến đổi gen” (Non-GMO) và cho biết sẽ yêu cầu một bên thứ ba chứng minh điều này.
5. Rice Krispies
Vào giao đoạn cao điểm của dịch cúm H1N1 năm 2009, hãng thực phẩm Kellogg đã phải chịu nhiều sóng gió khi đưa dòng chữ “Hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ” trên vỏ hộp ngũ cốc Rice Krispies. Trên bao bì sản phẩm này cũng ghi rằng ngũ cốc Rice Krispies cung cấp 25% chất chống oxi hóa và dưỡng chất cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Giới phê bình cho rằng Kellogg đã lợi dụng nỗi sợ dịch cúm H1N1 để kinh doanh với những lời quảng cáo không có cơ sở. Sau đó, hãng này đã phải dỡ bỏ slogan nói trên khỏi vỏ hộp ngũ cốc.
6. Olay
Năm 2009, các nhà làm luật của Anh đã kêu gọi lệnh cấm quảng cáo kem bôi mắt Definity của Olay. Trong quảng cáo là hình ảnh người mẫu Twiggy, khi đó 59 tuổi, với khuôn mặt không tì vết đến mức khó tin, đặc biệt là vùng mắt. Olay thừa nhận đã chỉnh sửa bức ảnh của Twiggy. Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo của Anh đã cấm lưu hành quảng cáo này và cho rằng nó có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm tác dụng của sản phẩm.
7. Kashi
Đầu năm 2014, hãng Kellogg lại phải đối mặt với rắc rối liên quan tới quảng cáo trên bao bì sản phẩm ngũ cốc Kashi và Bear Naked của mình. Hãng này đã phải gỡ bỏ những từ “Hoàn toàn tự nhiên”, “Không có chất nhân tạo” khỏi vỏ hộp hai sản phẩm trên. Bên nguyên cho rằng sản phẩm Kasshi có sử dụng các nguyên liệu tổng hợp hoặc đã qua chế biến như Vitamin B6, Canxi, Vitamin C, dầu đậu nành…
8. Fruit Roll-Ups
Năm 2012, một nhóm các nhà bảo vệ sức khỏe đã kiện hãng General Mills về những từ “Hương vị tự nhiên” và “Dâu tây” trên bao bì sản phẩm snack Fruit Roll-Ups. Những người này cho rằng sản phẩm của General Mills không có hương tự nhiên cũng như dâu tây. Trung tâm Khoa học về các vấn đề cộng đồng cho biết trên thực tế loại snack của General Mill được làm từ si rô lê, ngô, ngô khô, dầu hạt bông và chỉ có dưới 2% nguyên liệu tự nhiên.
Theo zing.vn