Những loại thuế, phí và bảo hiểm người nước ngoài cần đóng khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #491277 08/05/2018

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Những loại thuế, phí và bảo hiểm người nước ngoài cần đóng khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam

    Thể theo câu hỏi của nhiều bạn đọc về các vấn đề liên quan đến thuế, phí và bảo hiểm dành cho người nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam, sau đây, là bài viết tổng hợp các loại thuế, phí, lệ phí và bảo hiểm dành cho đối tượng này.

    Trong trường hợp thắc mắc thêm các loại thuế, phí, lệ phí khác phát sinh khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam, các bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới bài viết này để được giải đáp nhé!

    Trước khi xem bài viết này, các bạn có thể xem qua bài viết Những điều người nước ngoài cần biết khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam để nắm được các thủ tục cần thiết.

    Chú thích từ viết tắt trong bài viết:

    TNTT: Thu nhập tính thuế

    TNCN: thu nhập cá nhân

    Trđ: Triệu đồng

    BHXH: Bảo hiểm xã hội

    BHYT: Bảo hiểm y tế

    BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

    A. PHÍ CẤP THỊ THỰC VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP CẢNH VIỆT NAM

    STT

    Nội dung

    Mức thu

    1

    Cấp thị thực có giá trị một lần

    25 USD/chiếc

    2

    Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:

     

    a

    Loại có giá trị đến 03 tháng

    50 USD/chiếc

    b

    Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng

    95 USD/chiếc

    c

    Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm

    135 USD/chiếc

    d

    Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm

    145 USD/chiếc

    e

    Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm

    155 USD/chiếc

    g

    Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn)

    25 USD/chiếc

    3

    Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới

    5 USD/chiếc

    4

    Cấp giấy miễn thị thực

    10 USD/chiếc

    5

    Cấp thẻ tạm trú:

     

    a

    Có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm

    145 USD/thẻ

    b

    Có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm

    155 USD/thẻ

    c

    Đối với người nước ngoài được Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhiều lần ký hiệu LĐ, ĐT thời hạn trên 01 năm

    5 USD/thẻ

    6

    Gia hạn tạm trú

    10 USD/lần

    7

    Cấp mới, cấp lại thẻ thường trú

    100 USD/thẻ

    8

    Cấp giấy phép vào khu vực cấm, vào khu vực biên giới; giấy phép cho công dân Lào sử dụng giấy thông hành biên giới vào các tỉnh nội địa của Việt Nam

    10 USD/người

    9

    Cấp thị thực cho khách quá cảnh đường hàng không và đường biển vào thăm quan, du lịch (theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật số 47/2014/QH13)

    5 USD/người

    10

    Cấp thị thực tại cửa khẩu có giá trị không quá 15 ngày trong trường hợp người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực, sau đó xuất cảnh sang nước thứ ba rồi nhập cảnh trở lại Việt Nam cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam chưa đến 30 ngày

    5 USD/người

    11

    Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu

    200.000
    Đồng/lần cấp

    12

    Cấp giấy phép cho người đã nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu bằng giấy thông hành biên giới đi thăm quan các địa điểm khác trong tỉnh

    10 USD/người

    B. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

    Cần xác định người nước ngoài thuộc trường hợp cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú.

    Trường hợp 1: Cá nhân cư trú

    Nếu là cá nhân cư trú thì phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

    - Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

    - Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. Cụ thể:

    + Nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an.

    + Hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

    i. Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn trên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

    ii. Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

    Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

    Trường hợp 2: Cá nhân không cư trú

    Không đáp ứng đủ điều kiện trên là cá nhân không cư trú.

    Tùy theo người nước ngoài được xác định là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú mà mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng khác nhau.

    I. CÁ NHÂN CƯ TRÚ

    1. Đối với trường hợp người nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công

    Số thuế TNCN phải nộp được tính theo bảng sau đây: (tùy vào thu nhập tính thuế mà công thức tính thuế khác nhau)

    Bậc

    Thu nhập tính thuế /tháng

    Thuế suất

    Tính số thuế phải nộp

    Cách 1

    Cách 2

    1

    Đến 5 triệu đồng (trđ)

    5%

    0 trđ + 5% TNTT

    5% TNTT

    2

    Trên 5 trđ đến 10 trđ

    10%

    0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

    10% TNTT - 0,25 trđ

    3

    Trên 10 trđ đến 18 trđ

    15%

    0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

    15% TNTT - 0,75 trđ

    4

    Trên 18 trđ đến 32 trđ

    20%

    1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

    20% TNTT - 1,65 trđ

    5

    Trên 32 trđ đến 52 trđ

    25%

    4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

    25% TNTT - 3,25 trđ

    6

    Trên 52 trđ đến 80 trđ

    30%

    9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

    30 % TNTT - 5,85 trđ

    7

    Trên 80 trđ

    35%

    18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

    35% TNTT - 9,85 trđ

    Trong đó:

    * Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ gia cảnh – Các khoản đóng BH, quỹ hưu trí tự nguyện – Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

    * Giảm trừ gia cảnh được tính từ tháng 01 hoặc từ tháng người nước ngoài đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng). 

    Ngoài ra, nếu người nước ngoài có con dưới 18 tuổi thì được giảm trừ gia cảnh thêm.

    Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.

    Mức giảm trừ gia cảnh cho con dưới 18 tuổi: 3,6 triệu đồng/tháng.

    * Các khoản đóng BH, quỹ hưu trí tự nguyện:

    Nếu người nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản BHXH khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế TNCN.

    2. Đối với trường hợp người nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh

    Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu x thuế suất

    Tùy từng ngành nghề kinh doanh mà thuế suất khác nhau:  

    - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%;

    - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% .

    Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%;

    - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;

    - Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

    II. CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ

    1. Đối với trường hợp người nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công

     Số thuế TNCN phải nộp = thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công x thuế suất 20%

    Trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam  thực hiện theo công thức sau:

    + Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

    Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

    =

    Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam

    x

    Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

    +

    Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

    Tổng số ngày làm việc trong năm

    Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

    + Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

    Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

    =

    Số ngày có mặt ở Việt Nam

    x

    Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

    +

    Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

    365 ngày

    Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

    2. Đối với trường hợp người nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh

    Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu x thuế suất

    Tùy từng ngành nghề kinh doanh mà thuế suất khác nhau:  

    - Hoạt động kinh doanh hàng hóa: 1%

    - Hoạt động kinh doanh dịch vụ: 5%

    - Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác: 2%

    Đây là cách tính thuế đối với các thu nhập phổ biến, ngoài ra còn có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng.

    C. BẢO HIỂM XÃ HỘI

    Cho đến thời điểm hiện tại, người lao động nước ngoài chưa phải đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm thai sản, ốm đau, hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…) vì chưa có hướng dẫn cụ thể, dù Luật bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực từ 01/01/2018) có quy định như sau:

    “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”

    D. BẢO HIỂM Y TẾ

    Mức đóng BHYT hàng tháng = 1,5% tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

    Trong đó:

    Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

    Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

    - Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động,

    - Tiền thưởng sáng kiến;

    - Tiền ăn giữa ca;

    - Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

    - Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

    Căn cứ pháp lý:

    Luật bảo hiểm xã hội 2014

    Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014

    Thông tư 219/2016/TT-BTC

    Thông tư 111/2013/TT-BTC

    Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

    Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017

    Xem thêm: Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại 63 tỉnh, thành

     
    36939 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    everwin (26/07/2018) trang_u (12/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491531   12/05/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Mình bổ sung thêm 1 số câu hỏi đáp liên quan đến thuế và kế toán đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài:

    1. Thuế đối với các khoản chi phí khách sạn và các chi phí liên quan khác trả cho nhân viên nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam?

    Trả lời:

    Trường hợp Công ty ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho Công ty để thực hiện hợp đồng dịch vụ, phía nước ngoài cử cá nhân là chuyên gia sang Việt Nam để thực hiện, thì khi thanh toán tiền dịch vụ cho phía nước ngoài theo hợp đồng (bao gồm các chi phí khách sạn và các chi phí liên quan khác), Công ty phải khấu trừ, kê khai nộp thuế nhà thầu theo quy định.

    Trường hợp trước đây Công ty kê khai sai thuế TNCN thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế, số thuế TNCN nộp thừa (nếu có) được trừ vào số thuế TNCN kỳ tiếp theo. Lưu ý là cá nhân không cư trú làm việc tại Việt Nam phải kê khai nộp thuế TNCN theo thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế phát sinh tại Việt Nam.

    Trong trường hợp này, mặc dù phía Việt Nam không chịu trách nhiệm về thuế TNCN đối với những cá nhân (chuyên gia) được bên nước ngoài cử sang Việt Nam làm việc nhưng phải có trách nhiệm "thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài" đồng thời có "trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Thuế được biết trước 7 ngày các thông tin vè người lao động nước ngoài, gồm: danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập..."

    (Điều 27 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

    2. Tính thuế chi phí vé máy bay khứ hồi nhiều lần/năm cho giám đốc là người nước ngoài trong công ty liên doanh?

    Trả lời:

    - Căn cứ điểm 2.8, khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC:

    " Doanh nghiệp không được hạch toán vào chi phí: Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước(Theo quy định hiện hành, chế độ công tác phí đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, đi công tác trong nước quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC; đối với đi công tác nước ngoài được quy định tại Thông tư 102/2012/TT-BTC).

    Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

    Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển."

    3. Kê khai thuế cho nhân viên người nước ngoài hỗ trợ triển khai dự án từ tháng 3 đến tháng 9 nâm 2017, nhạn lương từ nhà thầu?

    Trả lời:

    Trường hợp công ty theo trình bày có nhân viên người nước ngoài được công ty khách hàng cử qua làm việc tại Công ty là đối tượng không cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế 2017 (ở Việt Nam dưới 183 ngày), nhận lương do công ty khách hàng chi trả và công ty không trả bất cứ khoản chi phí nào thì cá nhân phải kê khai, khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 20% trên thu nhập phát sinh tại Việt Nam từ tháng 3 đến tháng 9/2017 (không phân biệt nơi trả thu nhập tại Việt Nam hay nước ngoài).

    4. Trả phí hoa hồng giới thiệu khách hàng xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài?

    Trả lời:

    Trường hợp Công ty xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài. Có cá nhân là người nước ngoài giới thiệu khách hàng cho công ty và yêu cầu trả phí hoa hồng thì khi chi trả thu nhập cho cá nhân, Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công với thuế suất là 20% trên toàn bộ thu nhập mà cá nhân nhận được theo hợp đồng. Khoản môi giới thanh toán cho cá nhân nước ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, có đầy đủ chứng từ (hợp đồng ký với cá nhân nước ngoài, chứng từthanh toán qua Ngân hàng cho cá nhân nuớc ngoài, chứng từ khấu trừ thuế TNCN) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

    5. Thu nhập tính thuế của chuyên gia vừa nhận lương từ công ty mẹ (USD 5,000) vừa nhận lương do công ty Việt Nam chi hộ công ty mẹ (USD 3,000)?

    Trả lời:

    Trường hợp Công ty theo trình bày có chuyên gia được công ty mẹ nước ngoài gởi sang làm việc tại Công ty, nhận thu nhập tiền lương, tiền công do công ty ở Việt Nam và công ty mẹ tại Đức chi trả, thì hàng quý cá nhân phải trực tiếp kê khai khoản thu nhập nhận từ nước ngoài (5000 USD) để nộp số tiền thuế TNCN vào ngân sách nhà nước. Công ty thực hiện kê khai, khấu trừ thuế TNCN đối với khoản tiền Công ty thực chi trả (3000 USD) cho cá nhân người lao động theo quy định tại khoản b.l Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Tổng thu nhập chịu thuế của chuyên gia là 8000 USD.

    Cuối năm Công ty cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN để cá nhân này trực tiềp kê khai quyết toán thuế với cơ quan thuế.

    6. Hồ sơ chứng từ khi chi trả tiền thù lao cho cá nhân người nước ngoài làm việc từ 3 tháng trở lên để cung ứng các dịch vụ như quản lý dự án, phát triển web... ?

    Trả lời:

    - Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC, trường hợp Công ty ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài:

    + Nếu cá nhân người nước ngoài là đối tượng không cư trú: khấu trừ thuê' TNCN 20%.

    + Nếu cá nhân người nước ngoài là đối tượng cư trú: khấu trừ 10% khi chi trả từ 2 triệu đồng/ỉần trở lên.

    Các hồ sơ, hợp đồng, chứng từ thanh toán tiền, hồ sơ khấu trừ, khau nộp thuế TNCN, bảng kê khai thuế là căn cứ tính vào chi phí được trừ.

    7. Quyết toán cho cá nhân NN có hợp đồng thuê nhà trên 183 ngày?

    Trả lời:

    Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Công ty chưa xác định là cá nhân cư trú (chưa biết thời gian làm việc tại Việt Nam) thì khi chi trả thu nhập Công ty khấu trừ 20% trên thu nhập.

    Trường hợp người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam trong năm (có hợp đồng thuê nhà trên 183 ngày) thì cá nhân này phải trực tiếp kê khai và quyết toán thuế TNCN đối với tất cả các khoản thu nhập nhận từ VN và từ nước ngoài.

    8. Hợp đồng lao động đối với người lao động là người nước ngoài ghi cả tiền ngoại tệ và tiền VN Đồng?

    Trả lời:

    Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có văn bản số 1603/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn cụ thể như sau: Các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xây dựng các mức lương trong thang lương, bảng lương, thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp và trả lương cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

    Căn cứ quy định nêu trên, các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng phải thể hiện bằng tiền đồng Việt Nam, đây là cơ sở để thỏa thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động với người lao động; do đó, trường hợp người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thuộc đối tượng ký kết hợp đồng lao động cũng phải căn cứ mức lương tương ứng với chức danh công việc trong thang lương, bảng lương để thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương này được ghi nhận bằng tiền đồng Việt Nam.

    9. Thuế thu nhập của Tổng giám đốc là người được công ty mẹ chỉ định bổ nhiệm công tác tại Việt Nam và là người đại diện pháp luật?

    Trả lời:

    Trường hợp Tống giám đốc công ty được công ty mẹ ở nước ngoài bổ nhiệm thực hiện nhiệm vụ ờ Việt Nam thì căn cứ vào hợp đồng lao động đã ký kết giữa cá nhân Tổng giám đốc với công ty mẹ ở nước ngoài để thực hiện.

    10. Các khoản phải trả về tiền vé máy bay, tiền thuê khách sạn cho các chuyên gia được Công ty NN cử sang có chịu thuế TNCN không?

    Trả lời:

    Trường hợp Văn phòng đại diện của Công ty có chi các khỏan tiền vé máy bay, tiền thuê khách sạn cho các chuyên gia đưọ'c công ty mẹ ở Nhật Bản cử sang Việt Nam công tác thì khi chi trả văn phòng đại diện phải kê khai, khấu trừ thuế nhà thầu nước ngòai theo đúng quy định. Các khoản chi phí này chi cho các chuyên gia không phải tính thuế TNCN.

    11. Cá nhân cư trú phát sính thu nhập ở VN và ở nước ngoài. Khi quyết tóan thuếTNCN thì tiền thuê nhà 15% tính trên thu nhập nào?

    Trả lời:

    Trường hợp cá nhân cư trú Việt Nam vừa có thu nhập tại Công ty, vừa có thu nhập do Công ty ở nước ngoài chi trả thì tiền thuê nhà do Công ty chi trả tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân này không vượt quá 15% tổng thu nhập (bao gồm cả thu nhập do công ty nước ngoài chi trả).

    12. Nghĩa vụ thuế cá nhân NN có thu nhập toàn cầu, hoạt động theo hợp đồng dịch vụ với công ty mẹ?

    Trả lời:

    Trường hợp Công ty ký hợp đồng dịch vụ với công ty mẹ ở úc về việc thuê chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho Công ty Việt Nam. Chi phí thuê nhà cho vị chuyên gia này do Công ty chi trả thì khi chi trả tiền thuê nhà Công ty phải có trách nhiệm khấu trừ và kê khai nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định. Khoản chi phí thuê nhà cho chuyên gia do Công ty trả thay phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân nhưng không vượt qúá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

    Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế như sau: Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phắt sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

    Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập ...".

    Cấn cứ quy định trên thì cá nhân người nước ngòai có phát sinh thu nhập tại Việt Nam (không phân biệt nơi chl trả thu nhập) phải có trách nhiệm kê khai thuế TNCN. Trường hợp cá nhân người nước ngòai thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam, có nhận tiền lương từ nước ngòai (kể cả khỏan tiền thuê nhà mà Công ty chi trả hộ) thì cá nhân phải kê khai thuế TNCN. Khi kết thúc năm dương lịch cá nhân thực hiện quyết tóan thuế TNCN với cơ quan thuế theo quy định.

    13. Nghĩa vụ tham gia BHYT của lao động nước ngoài khi đã có BHYT quốc tế ?

    Trả lời:

    Luật BHYT quy định, người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì cũng thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc như người lao động trong nước. Còn việc tham gia BHYT quốc tế hay không hoàn toàn là việc tự nguyện, không ảnh hưởng gì đến nghĩa vụ và quyền lợi tham gia BHYT bắt buộc. Thời điểm tham gia BHYT tính từ lúc ký hợp đồng lao động theo quy định trên.

    14. Phụ cấp thôi việc của nhân viên người NN có giấy phép lao động?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6,7,9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng LĐ của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Theo quy định nêu trên, đối với người lao động là công dân nước ngoài, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7,9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng LĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người LĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    14. Thu nhập bất thường vào tháng 3/2018 có thể quyết toán thuế vào năm 2017?

    Trả lời:

    Trường hợp người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế 2018 thì khoản thu nhập tháng 3/2018 được xác định là thu nhập trong tháng 3/2018, khi chi trả thu nhập Công ty khấu trừ kê khai nộp thuế theo quỉ định, cuối năm thực hiện quyết toán thuế; Nếu cá nhân trên là đối tượng không cư trú thì khi chi trả thu nhập Công ty khấu trừ kê khai nộp thuế theo thuế suất 20% trên thu nhập và không quyết toán thuế cuối năm.

    15. Hạch toán chi phí được trừ đối với chi tiền học cho con của người lao động nước ngoài và chi tiền nhà ở cho người lao động?

    Trả lời:

    Tại tiết b, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 TT 78/2014/TT-BTC hướng dẫn:

    - Trường hợp hợp đòng lao động của doanh nghiệp ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông, được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công, khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

    - Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

    16. Quyết toán thuế đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam vừa có thu nhập tại nước ngoài, vừa có thu nhập tại Việt Nam?

    Đối với thu nhập tại nước ngoài, cơ quan chi trả ở nước ngoài đã khấu trừ thuế TNCN thì được trừ số thuế TNCN ở nước ngoài vào số thuế TNCN phải nộp ở Việt Nam.

    Trường hợp, theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp, người nộp thuế có thể nộp bản chụp thư xác nhận của cơ quan chi trả ghi rõ số thuế TNCN đã khấu trừ và đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào trong hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN.

    (Căn cứ Công văn 62383/CT-TTHT năm 2017 của Cục Thuế Hà Nội về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân).

    Nguồn: Tri Nguyen Tax Agent 

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    everwin (26/07/2018) thusa121 (22/09/2019) thuongdan1992 (15/04/2020)
  • #507201   11/11/2018

    Bài viết của bạn rất hữu ích, tuy nhiên, ở mục bảo hiểm xã hội có một nội dung bị nhầm đó là Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 chứ không phải từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Bạn chỉnh sửa lại nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #507203   11/11/2018

    Xin thông tin thêm đó là ngày 15/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2018. Theo đó thì người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trừ các đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoặc đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động 2012). Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng của người lao động nước ngoài sẽ là: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất (kể từ ngày 01/01/2022).

    Riêng về phía người lao động hàng tháng sẽ phải đóng hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

    - Kể từ ngày 01/12/2018: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    - Kể từ ngày 01/01/2022: đóng thêm 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #528766   22/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 80 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Nhưng theo Điều 18,  Nghị định 11/2016/NĐ-CP : “Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động) bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.” Do vậy, mình nghĩ điều đầu tiên người lao động nước ngoài cần làm trước khi biết các loại thuế cần đóng  khi làm việc tại Việt Nam đó là xin cấp giấy phép lao động để trở thành lao động hợp pháp tại Việt Nam.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585471   19/06/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Những loại thuế, phí và bảo hiểm người nước ngoài cần đóng khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam

    Cảm ơn tác giả về bài viết hay và hữu ích này nhé. MÌnh nghĩ những người ngước ngoài khi sang Việt Nam sinh sống cần phải lưu ý về vấn đề này để thực hiện cho đúng quy định pháp luật và không phải gặp những vướng mắc pháp lý. Mong rằng sau này bạn sẽ chia sẻ nhiều bài viết hữu ích nữa nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #586660   29/06/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Những loại thuế, phí và bảo hiểm người nước ngoài cần đóng khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam

    Cảm ơn những thông tin mà bạn đã chia sẻ. Nhiều người nước ngoài sang Việt Nam để làm việc nhưng người ta vẫn chưa nắm rõ các quy định về thuế, phí và bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Bài viết này giúp cho họ có thể hiểu rõ hơn và tránh những vướng mắc trong tương lai. Mong bài viết của bạn sẽ được nhiều người biết đến.

     
    Báo quản trị |