Những hành vi nào bị cấm trong phòng chống rửa tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #602343 05/05/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Những hành vi nào bị cấm trong phòng chống rửa tiền?

    Hiện nay, hoạt động rửa tiền của các đối tượng phạm tội ngày một tinh vi. Vậy pháp luật quy định những hành vi nào sẽ bị cấm trong phòng chống rửa tiền?

     

    Việc thực hiện phòng chống rửa tiền phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

    Theo Điều 5 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 có quy định về nguyên tắc trong hoạt động phòng chống rửa tiền như sau:

    - Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

    - Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

    - Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.

    Như vậy, việc rửa tiền phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật, hành vi rửa tiền phải được xử lý nghiêm minh và biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.

    Những hành vi nào bị cấm trong phòng chống rửa tiền?

    Căn cứ Điều 8 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 có quy định về những hành vi bị cấm trong phòng chống rửa tiền như sau:

    - Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.

    - Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.

    - Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.

    - Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    - Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

    - Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

    Theo đó, nếu có một trong các hành vi nêu trên thì được xác định là hành vi bị cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền.

    Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong phòng chống rửa tiền?

    Theo Điều 48 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 có quy định nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước trong phòng chống rửa tiền như sau:

    - Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch về phòng, chống rửa tiền;

    - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng;

    - Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó;

    - Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền;

    - Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên của tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền;

    - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống rửa tiền;

    - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, triển khai công tác đào tạo về phòng, chống rửa tiền;

    - Tổng hợp thông tin, hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam;

    - Chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022;

    - Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành có liên quan đề xuất, chủ trì ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền;

    - Giám sát đối tượng báo cáo trong việc thực hiện báo cáo quy định tại các điều 25, 26 và 34 Luật Phòng chống rửa tiền 2022; phối hợp cung cấp thông tin giám sát cho các Bộ, ngành để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền.

    Như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động phòng chống rửa tiền theo quy định nêu trên.

    Từ những căn cứ trên, khi thực hiện phòng chống rửa tiền thì phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc theo đúng quy định pháp luật và những hành vi bị cấm trong hoạt động phòng chống rửa tiền nếu vi phạm thì cần phải được xử phạt nghiêm minh

     
     
    819 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận