Những điều nên chú ý khi "Ăn cơm trước kẻng"

Chủ đề   RSS   
  • #541091 13/03/2020

    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Những điều nên chú ý khi "Ăn cơm trước kẻng"

    "Ăn cơm trước kẻng" là một cụm từ của giới trẻ hiện nay nói về hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân. Vậy, nếu một ngày "Ăn cơm trước kẻng"  mà "tạo ra" em bé thì sẽ đối mặt với điều gì. Dưới đây là những điều cần chú ý về mặt pháp lý cần chú ý khi "Ăn cơm trước kẻng":

    1. Khai sinh con sẽ chưa có tên cha

    Nam nữ sống chung với nhau, dù có con chung với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn thì về mặt pháp lý vẫn chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng. Việc con sinh ra trong khi hai người chưa tiến hành thủ tục kết hôn là là một thiệt thòi đối với đứa bé. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký khai sinh cho con mà cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì phần thông tin về người cha sẽ bị bỏ trống. Lúc này, đứa trẻ sẽ được khai sinh trong trường hợp không xác định được cha.

    Do đó, nếu muốn có tên người cha trong giấy khai sinh của đứa bé thì phải tiến hành làm đồng thời hai thủ tục sau:

    - Thủ tục nhận cha con;

    - Thủ tục đăng ký khai sinh;

    2. Không bắt buộc phải cưới nếu như có thai

    Nhiều người vẫn còn quan điểm rằng nếu làm người khác có thai thì phải cưới, nếu không cưới không những vi phạm cả về đạo đức mà còn vi phạm cả pháp luật. Quan điểm này về mặt pháp lý chưa đúng, hiện tại quy định của pháp luật không buộc phải cưới khi làm người khác có thai.

    Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của đứa bé, người cha vẫn phải có trách nhiệm cấp dưỡng theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    3. Không được phá thai vì lựa chọn giới tính của con

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 thì phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng. Tuy nhiên, nếu vì lựa chọn giới tính của con thì sẽ bị cấm theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Trên đây là một số điều cần biết khi "Ăn cơm trước kẻng".

     
    2883 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanghi.info vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận