Những điều cần lưu ý về BHXH, BHTN, BHYT 2016

Chủ đề   RSS   
  • #413908 20/01/2016

    ThanhLongLS
    Top 500
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (244)
    Số điểm: 8120
    Cảm ơn: 28353
    Được cảm ơn 594 lần


    Những điều cần lưu ý về BHXH, BHTN, BHYT 2016

    >>> Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT cho doanh nghiệp, người lao động mới nhất

    >>> Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội 2016

    >>> Hướng dẫn tiền lương tháng đóng BHXH từ 01/01/2016

    Từ ngày 01/01/2016, hàng loạt các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) mới bắt đầu được áp dụng. Sau đây, Dân Luật giới thiệu những điểm cần lưu ý về BHXH, BHTN, BHYT 2016:

    Điều kiện

    BHXH

    1. Chế độ ốm đau

    - Ốm đau nghỉ việc + xác nhận cơ sở KCB có thẩm quyền.

    - Chăm con dưới 07 tuổi ốm đau + xác nhận cơ sở KCB có thẩm quyền.

    2. Chế độ thai sản

    - Lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi.

    - Lao động nữ mang thai.

    - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản.

    - Lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con.

    Người lao động đủ điều kiện hưởng mà chấm dứt HĐLĐ, thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

    3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    - Bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc, hoặc ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc khi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, hoặc trên tuyến đường và trong khoảng thời gian hợp lý từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại + bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

    - Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do BYT và BLĐTBXH ban hành khi làm trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại + suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh.

    4. Chế độ hưu trí

    - Sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội, Công an nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên:

    Điều kiện bình thường: Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

    Điều kiện đặc biệt: Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi + đủ 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    Bị nhiễm HIV/AIDS do rủi ro nghề nghiệp.

    - Lao động nữ chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã tham gia BHXH khi nghỉ việc đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH.

    - Các đối tượng còn lại khi nghỉ việc, có đủ 20 năm đóng BHXH:

    Điều kiện bình thường: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

    Điều kiện đặc biệt:

    + Đủ 15 năm làm nghề nặng nhọc, độc hại và nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi.

    + Đủ 15 năm khai thác than trong hầm lò, áp dụng đối với cả nam và nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi.

    + Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

    5. Chế độ tử tuất

    Khi chết được trợ cấp mai táng nếu:

    Đóng BHXH hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên.

    Hoặc chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị.

    Hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã nghỉ việc.

    Ngoài ra, còn được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu:

    Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần.

    Hoặc đang hưởng lương hưu.

    Hoặc chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    Hoặc đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng + suy giảm khả năng lao động từ đủ 61% trở lên.

    Trơ cấp tuất 01 lần nếu:

    Chết nhưng không thuộc các trường hợp trên.

    Thuộc diện được được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng

    Thân nhân có nguyện vọng được hưởng trợ cấp tuất 01 lần (trừ khi con dưới 06 tuổi, vợ/chồng suy giảm từ 81% trở lên)

    Chết mà không có thân nhân hưởng.

    BHYT

    Có tham gia đóng BHXH khi đi khám chữa bệnh.

    (Tùy từng đối tượng mà tự đóng, hoặc được tổ chức BHXH đóng hoặc ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ:

    - Người lao động theo HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên, HĐLĐ không xác định thời hạn…: tự đóng cùng với người sử dụng lao động.

    - Người đang hưởng lương hưu: tổ chức BHXH đóng.

    - Học sinh, sinh viên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ.

    - Trẻ em dưới 6 tuổi: Ngân sách nhà nước đóng.)

    BHTN

    Người lao động làm việc theo HĐLĐ tham gia đóng BHTN đáp ứng các điều kiện:

    - Chấm dứt HĐLĐ hợp pháp. (không đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động)

    - Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ.

    - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    - Chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (trừ khi tham gia NVQS, đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, chấp hành quyết định, hình phạt, ra nước ngoài định cư, chết)

    Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN

     

     

    NSDLĐ đóng

    NLĐ đóng

    BHXH

    Quỹ hưu trí và tử tuất

    14%

    8%

    Quỹ ốm đau và thai sản

    3%

    -

    Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1%

    -

    BHYT

    3%

    1.5%

    BHTN

    1%

    1%

    Tổng cộng

    22%

    10.5%

    Tùy theo chế độ tiền lương NLĐ áp dụng mà mức đóng trên nhân với tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN phù hợp:

    Chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:

    Từ 01/01/2016, tiền lương đóng BHXH = mức lương + phụ cấp lương

    Từ 01/01/2018 trở đi, tiền lương đóng BHXH = mức lương + phụ cấp lương + các khoản bổ sung khác.

    (Mức lương tối thiểu vùng hiện nay áp dụng theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP)

    Chế độ tiền lương do Nhà nước quyết định:

    Tiền lương tháng đóng BHXH = mức lương cơ sở theo ngạch, bậc + các loại phụ cấp

    (Mức lương cơ sở hiện áp dụng theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP và từ 01/5/2016 áp dụng theo Nghị quyết 99/2015/QH13)

     

    Quyền lợi

    BHXH

    1. Chế độ ốm đau

    Khoản được hưởng = [ (75% x mức tiền lương tháng đóng BHXH) / 24 ] x thời gian được hưởng

    2. Chế độ thai sản

    Khoản được hưởng = [ (100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ)  / 24 ] x thời gian được hưởng

    3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%:

    Mức hưởng trợ cấp 01 lần = [ (5 x mức lương cơ sở) + (mức suy giảm – 5%) x 0.5 x mức lương cơ sở ] + [ (0.5 x tiền lương tháng đóng BHXH) + (số năm đóng BHXH – 1) x 0.3 x tiền lương tháng đóng BHXH ]

    Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:

    Trợ cấp hàng tháng = [ (30% x mức lương cơ sở) + (mức suy giảm – 31%) x 2% x mức lương cơ sở ] + [ (0.5% x tiền lương tháng đóng BHXH) + (số năm đóng BHXH – 1) x 0.3% x tiền lương tháng đóng BHXH ]

    4. Chế độ hưu trí

    (Áp dụng cho người lao động đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên và từ năm 2016 đến hết 31/12/2017)

    Tiền lương hưu hàng tháng:

    Mức lương hưu hàng tháng <=75%

    Nam = [ 45% + (số năm đóng BHXH – 15) x 2% ] x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Nữ = [ 45% + (số năm đóng BHXH – 15) x 3% ] x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

    Trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu:

    Trường hợp mức lương hưu hàng tháng > 75%, ngoài tiền lương hưu hàng tháng còn được hưởng trợ cấp 01 lần:

    Nam = (Số năm đóng BHXH – 45) x 0.5 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Nữ = (Số năm đóng BHXH – 40) x 0.5 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    BHXH 01 lần:

    (Áp dụng cho trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ số năm đóng BHXH theo quy định, ra nước ngoài định cư, mắc bệnh nguy hiểm)

    Đóng trước năm 2014 = Số năm đóng BHXH x 1.5 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Đóng từ năm 2014 trở đi = Số năm đóng BHXH x 02 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    (Mức thấp nhất = số tiền đã đóng = 02 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.)

    5. Chế độ tử tuất

    Trợ cấp mai táng = 10 x mức lương cơ sở tại tháng chết.

    Trợ cấp tuất hàng tháng:

    Mỗi thân nhân = 50% mức lương cơ sở. (Tối đa 4 thân nhân)

    Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng = 70% mức lương cơ sở.

    Trợ cấp tuất 01 lần:

    Đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu:

    Đóng trước năm 2014 = số năm đóng BHXH x 1.5 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Đóng từ năm 2014 trở đi = số năm đóng BHXH x 02 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    (Mức thấp nhất = 03 x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.)

    Đang hưởng lương hưu chết:

    Trợ cấp tuất 01 lần = (48 x lương hưu đang hưởng) - (số năm hưởng lương hưu – 2) x 0.5 x lương hưu

    (Mức thấp nhất = 03 x lương hưu đang hưởng)

    BHYT

    - Được khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, cơ sở khám chữa bệnh trong cùng địa bàn tỉnh.

    - Được thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh đối với NLĐ, nếu là người đang hưởng lương hưu và thân nhân người có công cách mạng là 95% chi phí khám chữa bệnh và 100% chi phí khám chữa bệnh cho sĩ quan, hạ sĩ quan, người có công cách mạng..

    BHTN

    Khoản hưởng trợ cấp hàng tháng = (60% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp) x [ 03 + (số tháng đóng BHTN – 36) /12 ]

    (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN cao nhất = 05 x mức lương cơ sở hoặc = 05 x mức lương tối thiểu vùng)

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật bảo hiểm xã hội 2014.

    - Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.

    - Luật việc làm 2013.

    - Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015.

    Có một điều không bao giờ thay đổi, đó là " Mọi thứ đều thay đổi"

     
    33151 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThanhLongLS vì bài viết hữu ích
    greenpine85 (22/01/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận