NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #447028 19/02/2017

    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

    CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC

    Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    – Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    – Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.

    Trường hợp 1:

    Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015) trong trường hợp này.

    Trường hợp 2:

    Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế

    CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

    Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

    Các bạn tham khảo Điều 649, 650 Bộ luật dân sự 2015

    Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

    Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”.

    Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 19/02/2017 11:15:08 CH sửa
     
    98110 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

14 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #441210   11/11/2016

    thanhlaw.phamlhn
    thanhlaw.phamlhn
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2011
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 132 lần


    Bạn cần đọc và tìm hiểu bộ luật Dân sự sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho mình.

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/thanh-vien/thanhlaw.phamlhn

    Mobile: 0123 943 7763

     
    Báo quản trị |  
  • #441192   11/11/2016

    cuonglan98
    cuonglan98

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền thừa kế

    Anh toàn và chị mỹ kết hôn năm 1980,có 2 con gái là Hoàn sinh năm 1984 và Hảo sinh năm 1993. Năm 1995, anh toàn đi lao động xuất khẩu ở hàn quốc và chung sống như vợ chồng với chị thủy và 2 người có 1 đứa con trai là Sơn sinh năm 2000.tháng 11/2007 anh toàn về nước và đòi ly hôn với chị Mỹ, chị Mỹ đồng ý và tòa án thụ ý ly hôn. ngày 8/1/2008 anh Toàn chết ko để lại di chúc. Thủy đến đòi chia di sản của gđ anh toàn ko đông ý. vì vậy thủy làm đơn kiện yêu cầu tòa giải quyết. Toàn và Thủy cùng đầu tư kinh doanh có khối tài sản là 3 tỷ. Tài sản của toàn và mỹ là 980 triệu ,mai táng hết 20 triệu đồng. bố mẹ toàn còn sống

    chia thừa kế như thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #441209   11/11/2016

    thanhlaw.phamlhn
    thanhlaw.phamlhn
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2011
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 132 lần


    Theo quy định của pháp luật hiện hành, những người thừa kế bao gồm:

    Bố mẹ Toàn (02); Vợ Toàn là Mỹ; 03 người con (Hoàn, Hảo, Sơn).

    những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Di sản của Toàn gồm:

    1/2 x3 tỷ + 1/2 x 980 triệu - 20 triệu  = 1,97 tỷ

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/thanh-vien/thanhlaw.phamlhn

    Mobile: 0123 943 7763

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhlaw.phamlhn vì bài viết hữu ích
    cuonglan98 (12/11/2016)
  • #440064   30/10/2016

    Thời hiệu khởi kiện thừa kế

     Ông A và bà B kết hôn hợp pháp năm 1954 sinh được ba người con là C, D, E đều đã thành niên và có công việc ổn định. Trong quá trình chung sống, ông bà tạo lập được ngôi nhà trên diện tích 500m2 đất tại đường Nguyễn Huệ, tp.H và một số tài sản là động sản khác trị giá 500 triệu đồng. Năm 1980, ông A và bà B có vay của chị gái bà B năm chỉ vàng để làm ăn buôn bán. 
    1. Hãy xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế còn hay hết trong các trường hợp sau đây:

    a) Ông A chết ngày 15/10/1985, bà B chết ngày 20/12/1992, anh C khởi kiện ngày 20/10/2006.
    b) Ông A chết ngày 13/6/1991, bà B chết ngày 10/9/1996, anh C khởi kiện ngày 20/10/2010.
    c) Ông A chết ngày 14/4/2005, bà B chết ngày 28/10/2006, anh C khởi kiện ngày 20/10/2017.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #440924   08/11/2016

    ngalusy
    ngalusy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải bài tập quyền thừa kế

    Vợ chồng ông A bà B có 4 người con là C,D,E,F ,trong đó F chưa đủ tuổi vị thành niên.Tài sản chung của vợ chồng ông A là 6 tỉ,ngoài ra ông A còn có tài sản riêng trị giá 3 tỉ.C sống xa quê hương từ nhơ,đã lập gia đình và có 2con là C1 và C2.Năm 2012 ,ông A chết ,để lại di chúc như sau:

    -Để lại cho C 2 tỉ đồng.

    -Cho đứa cháu(con người anh trai) 1 tỉ.

    -Cho hội từ thiện X 1 tỉ.

    -Phần còn lại chia theo pháp luật.

      Khi tổ chức đám tang ông A,phát sinh 2 tình tiết

    -Vợ C dẫn con từ xa về chịu tang và báo là C đã chết cách đó 3 tháng nhưng không liên lạc gia đình được.

    -Một người phụ nữ tên K ở làng kế bên dẫn một bé trai tên P(9 tuổi)đến nhận ông A là bố (có chứng cứ hợp pháp).

    *Hãy chia di sản của ông A cho những người thừa kế.

    Mong anh chị giải giúp e bài tâp này với ạ......Em cám ơn nhiều ạ.moa moa. :*

    Cập nhật bởi ngalusy ngày 08/11/2016 09:11:12 CH Cập nhật bởi ngalusy ngày 08/11/2016 08:31:55 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #439436   22/10/2016

    baobaohot
    baobaohot

    Male
    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Giải bài tập về thừa kế theo Luật Hồng Đức

    Đề bài:

    Anh A và chị B là vợ chồng, có 2 con chung là C và D. Chị B chết trước, anh A kết hôn với chị E. Anh A và chị E chưa có con thì anh A chết, lúc này chị E nhận H làm con nuôi.

    Nhờ mọi người chia di sản của A theo Luật Hồng Đức, biết:

    - Phu gia điền sản của anh A là: 1500m2

    - Tần tảo điền sản của anh A và chị B là: 6000m2

    - Tần tảo điền sản của anh A và chị E là: 3000m2

    (Lưu ý cần tính đất hương hỏa)

    Mình đang học văn bằng 2 ngành Luật, mới học môn đầu, mong mọi người giúp đỡ! (có thử làm rồi, mà sợ sai quá, hjhj)

    Cập nhật bởi baobaohot ngày 22/10/2016 01:27:32 CH

    ___VTN___

     
    Báo quản trị |  
  • #439543   24/10/2016

    shuntiote
    shuntiote

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    NGÀNH LUẬT DÂN SỰ - PHẦN THỪA KẾ

    Chào mọi người, em có tình huống sau, nhờ mọi người giải đáp dùm:

    Tình huống 1:


     

    A kết hôn với B và có 2 con là C (con ruột) và D (con nuôi).

    C lấy E có 2 con là C1 và C2.

    D lấy F có 2 con là D1 và D2.

    Khi tham gia giao thông, A và C bị tai nạn và qua đời, cả 2 người đều không có di chúc trước khi chết. Hãy chia di sản của A biết A và B có chung 600 triệu.


     

    Tình huống 2:

    M và N là vợ chồng có 3 người con: E (15 tuổi), F (19 tuổi) và H (21 tuổi). Tài sản chung của 2 vợ chồng là căn nhà trị giá 1,2 tỷ đồng. Ông M còn được thừa kế từ mẹ của mình 300 triệu đồng.

    Khi tham gia giao thông ông M và H bị tai nạn và qua đời, biết rằng trước khi chết, ông M có lập di chúc hợp pháp để lại: 2/3 tài sản cho 3 người con của mình, phần còn lại cho N hưởng. Hãy chia di sản của M.

     
    Báo quản trị |  
  • #439561   24/10/2016

    minhanh102
    minhanh102

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 19 lần


    Tình huống 1:

    Trường hợp A chết trước C

    A và B có tài sản chung là 600 tr đồng, nếu tài sản được hình thành do công sức đóng góp của 2 người như nhau thì di sản của A để lại là (600:2)= 300 triệu.

    B, C, D đều là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nếu A không có di chúc thì di sản của A được chia đều cho 3 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

    Trường hợp C chết trước A

    Nếu C chết trước A thì  A, B, C1, C2, E là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của C. 

    Do đó tài sản của A = 300 triệu + phần nhận được từ di sản của C= G

    C chết trước A, sau đó A chết. Tuy nhiên C có người thừa kế kế vị ( là C1, C2) do đó C1,C2 nhận được phần di sản thay A.

    >> di sản của A được chia đều cho B=D= (C1 + C2)

     

    Tình huống 2:

    Trường hợp 1: xác định được M chết trước H: trường hợp này thì di sản được chia theo di chúc

    Trường hợp 2: xác định được H chết trước M thì phần di chúc định đoạt di sản cho H bị vô hiệu, phần di sản này sẽ được chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật. phần di sản của những người thừa kế khác vẫn được nhận theo di chúc

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #439611   24/10/2016

    baobaohot
    baobaohot

    Male
    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình đang học văn bằng 2 ngành Luật, hệ từ xa nên kiến thức tiếp thu về các môn học bên Luật còn hạn chế. Nhờ các bạn giải giúp mình bài này:

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/giai-bai-tap-ve-thua-ke-theo-luat-hong-duc-150077.aspx#439610

    Đây sẽ là mẫu bài lấy điểm cuối môn, nên hy vọng mọi người giúp đỡ (hơn 1 tuần nữa là kiểm tra)

    ___VTN___

     
    Báo quản trị |  
  • #439143   19/10/2016

    CON TRAI NHẬN THỪA KẾ TỪ BỐ MẸ

    Ông Nguyễn Văn A có: 

    - Bố là ông Nguyễn Văn B ( đã chết năm 1977)

    - Mẹ là bà Nguyễn Thị C ( đã chết năm 2016 )

    - Em trai là Nguyễn Văn D ( đã chết năm 2009): Ông D có Vợ là Nguyễn Thị E, 2 vợ chồng không có con. ( hiện bà E đã đi lấy chồng nơi khác)

    Năm 2008 UBND quận Ba Đình đã cấp GCNQSD đất mang tên Bà C và ông B ( đã chết năm 1977 ). 

    Xin hỏi Ông A muốn nhận thừa kế tài sản trên thì bà E có được hưởng tài sản của bố mẹ ông A không?

    Mong Luật sư tư vấn giúp.

     
    Báo quản trị |  
  • #439314   21/10/2016

    secretmint
    secretmint

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2015
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào bạn.

    Về thắc mắc của bạn, mình xin có một số tư vấn như sau:

    Trong tình huống bạn đưa ra không đề cập đến di chúc của bất cứ ai nên mọi trường hợp chia thừa kế sẽ chia theo pháp luật (theo các quy định tại chương XXIV – Thừa kế theo pháp luật, Bộ luật dân sự 2005). 

    Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Người thừa kế theo pháp luật:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    --> Như vậy, khi ông B chết, những người được hưởng di sản thừa kế của ông B là những người ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm ông A, ông D và bà C. 

    Khi ông D chết, toàn di sản thừa kế của ông (bao gồm cả phần di sản thừa kế được hưởng từ ông B) sẽ được để lại cho bà E (vì hai người không có con).

    Khi bà C chết, di sản thừa kế của bà sẽ được chia cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể là các con của bà (ông A và ông D). Tuy nhiên, vì ông D là người đã chết ở thời điểm mở thừa kế nên không phải là người thừa kế trong trường hợp này. (Điều 635 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”). Vợ ông D là bà E cũng không được nhận thừa kế trong trường hợp này vì không phải là người thừa kế theo pháp luật đối với di sản thừa kế của bà C và cũng không phải người thừa kế thế vị của ông D.

    Điều 677 quy định về Thừa kế thế vị:

    “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

    Quy định này chỉ cho phép con được thế vị cha nhận thừa kế chứ không có quy định cho phép vợ thế vị chồng nhận thừa kế. Do đó, bà E không được nhận thừa kế trong trường hợp này.

    Tóm lại, trong trường hợp ông A yêu cầu chia di sản thừa kế thì bà E vẫn được nhận phần thừa kế của chồng mình (ông D) khi chia di sản thừa kế của ông B, nhưng sẽ không nhận được phần thừa kế từ di sản thừa kế của bà C.

    Trên đây là một số tư vấn của mình, hy vọng có thể giúp bạn giải quyết phần nào thắc mắc đưa ra. Nếu còn có vấn đề gì về câu trả lời, vui lòng liên hệ với mình để trao đổi thêm.

    Cập nhật bởi secretmint ngày 21/10/2016 03:05:42 CH Câu trả lời cũ chưa chính xác

    Chu Thị Hồng Vân | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN

     
    Báo quản trị |  
  • #437979   07/10/2016

    anhtienbeok26
    anhtienbeok26

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    bài tập thừa kế ạ

    A có vợ là B có con là C,D,E tháng 08/2010 a chung sống với M có 01 con là N bố mẹ của A là G và H coi M và N như con dâu và cháu ruột của mình tháng 08/2016 A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của B và để lại di sản cho C,D,E mỗi người một phần bằng nhau sau khi A qua đời B gửi đơn đến tòa án xin chia di sản thừa kế của A biết rằng tài sản chung hợp nhất giữa A và B có 800 triệu đồng tài sản chung của A và M có chung là 500 triệu đồng; A có tài sản riêng là 200 triệu đồng.

    Khi A chết Bà B mai táng phí hết 30 triệu đồng anh, chị hãy chia di sản thừa kế của A.

     
    Báo quản trị |  
  • #437993   07/10/2016

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    Với trường hợp này di sản cảu A là: tài sản riêng của A + (tài sản chung của A và B/ 2) + (tài sản chung của A và M / 2)

    Trường hợp A sống chung với M đây không phải là quan hệ vợ chồng do vậy M không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế. N là con đẻ của A sinh năm 2010 là người chưa thành niên do vậy N được hưởng thừa kế theo điều 669, B.G, H cũng là những người được hưởng thừa kế theo điều 669 sau khi chia cho các đối tượng này thì bạn tiến hành chia theo di chúc cho B, C, D

     

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenvancong90tq vì bài viết hữu ích
    anhtienbeok26 (07/10/2016)
  • #437970   07/10/2016

    anhtienbeok26
    anhtienbeok26

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    bài tập thừa kế

    A có vợ là B và các con là C,D,E tháng 08/2010 A chung sống với M và có 01 con là N bố mẹ của a là G và H coi M và n như con dâu và cháu ruột của mình, tháng 08/2016 A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của B và để lại di sản cho C,D,e mỗi người một phần bằng nhau sau khi A qua đời B gửi đơn đến tòa án xin chia di sản thừa kế của A biết rằng tài sản chung hợp nhất  giữa A và B có 800 triệu đồng tài sản chung của A và M có chung là 500 triệu đồng; A có tài sản riền là 200 triệu đồng.

    khi a chết Bà B mai táng phí hết 30 triệu đồng. Anh, chị giúp em chia di sản thừa kế cua A giúp em với em đang cần lắm

     
    Báo quản trị |  
  • #438131   10/10/2016

    Câu hỏi:

    A có vợ là B và các con là C, D, E. Tháng 08/2010, A chung sống với M và có 01 con là N. Bố mẹ của A là G và H coi M và N như con dâu và cháu ruột của mình, tháng 08/2016 A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của B và để lại di sản cho C, D, E mỗi người một phần bằng nhau. Sau khi A qua đời, B gửi đơn đến tòa án xin chia di sản thừa kế của A biết rằng tài sản chung hợp nhất  giữa A và B có 800 triệu đồng, tài sản chung của A và M có chung là 500 triệu đồng; A có tài sản riêng là 200 triệu đồng.

    Khi A chết bà B mai táng phí hết 30 triệu đồng. Anh, chị giúp em chia di sản thừa kế của A giúp em với em đang cần lắm!

    Giải đáp:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Trung tâm Nghiệp vụ, Nghiên cứu và thực hành luật – Công ty Luật Việt Kim. Với thắc mắc của bạn, Công ty chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    Thứ nhất, về di sản của A, chúng ta tính như sau:

    - Tài sản chung hợp nhất của A và B là 800 triệu đồng nên A có di sản là

    800 : 2= 400 triệu;

    - Tài sản chung của A và M có chung là 500 triệu đồng nên A có di sản là

    500 : 2= 250 triệu;

    - A có tài sản riêng là 200 triệu đồng

    Như vậy, tổng di sản của A là : 400 + 250 + 200 = 850 triệu đồng.

    Khi A chết bà B mai táng phí hết 30 triệu đồng, như vậy, theo khoản 1 Điều 683 BLDS năm 2005 thì chi phí mai táng thuộc những chi phí hợp lý cho việc mai táng. Vì vậy, di sản của A còn lại sau khi trừ đi chi phí mai táng là 820 triệu đồng.

    Thứ hai, trong di chúc A để lại, A muốn chia đều di sản của mình cho C, D, E nên di sản nếu chia theo di chúc thì C, D, E được hưởng mỗi phần bằng nhau, tương ứng với : 820 : 3 = 273,3 triệu đồng/người.

              Tuy nhiên, theo Điều 669 BLDS 2005 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì những người sau đây có quyền hưởng 2/3 một suất thừa kế mà không phụ thuộc nội dung di chúc, bao gồm :

    - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng ;

    - Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Như vậy, mặc dù B bị A truất quyền thừa kế và ông bà G,H (bố mẹ A) không được đề cập đến trong di chúc thì vẫn được hưởng 2/3 một suất thừa kế. Còn đối với N (con chung của A với M), chúng ta chia 2 trường hợp như sau :

    Trường hợp thứ nhất, N chưa thành niên hoặc thành niên mà không có khả năng lao động thì N được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo điều 669 BLDS.

    Do đó, phần di sản của G, H, B, N được nhận bằng nhau là :

    820 : 7 x 2/3 = 78,1 triệu đồng.

    Tổng phần di sản của G, H, B, N đã nhận là : 78,1 x 4 = 312,4 triệu đồng.

    Phần di sản 312,4 triệu này trừ vào tổng 820 triệu mà A để lại, như vậy, C, D và E mỗi người chỉ còn được nhận : (820 – 312,4) : 3 = 169,2 triệu đồng/người.

    Trường hợp thứ hai, nếu N đã thành niên và có khả năng lao động thì N sẽ không được nhận di sản của A, những người được nhận di sản của A theo điều 669 BLDS chỉ còn G, H và B, mỗi người tương ứng được nhận :

    820 : 6 x 2/3 = 91,1 triệu đồng/người

    Tổng phần di sản của G, H, B đã nhận là : 91,1 x 3 = 273,3 triệu đồng.

    Phần di sản 273,3 triệu này trừ vào tổng 820 triệu mà A để lại, như vậy, C, D và E mỗi người chỉ còn được nhận : (820 – 273,3) : 3 = 182,2 triệu đồng/người.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, chúng tôi đưa ra quan điểm về việc chia di sản của A như sau :

    - Trường hợp 1 : N chưa thành niên hoặc thành niên mà không có khả năng lao động thì di sản từng người như sau :

    + G, H, N và B hưởng 78,1 triệu đồng/người.

    + C, D và E hưởng 169,2 triệu đồng/người.

    - Trường hợp 2 : N đã thành niên và có khả năng lao động thì N sẽ không được nhận di sản của A, di sản từng người được hưởng như sau :

    + G, H và B hưởng 91,1 triệu đồng /người.

    + C, D và E hưởng 182,2 triệu đồng/người.

     

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, nếu như có thắc mắc bạn vui lòng liên hệ theo những thông tin dưới đây để có những trao đổi chi tiết hơn :

    NGUYỄN THỊ MINH TÂM |  CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 6.269.4744 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN / CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN

     

     

     

    NGUYỄN THỊ MINH TÂM – CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 3.2889.888 – E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1 - Tầng 5, SHB Building, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #408505   03/12/2015

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Các bước giải bài tập Thừa kế

    Có nhiều bạn khi học phần thừa kế thường gặp nhiều khó khăn. Hôm nay mình xin được mạn phép chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc giải bài tập liên quan đến thừa kế.

    Có 4 bước phải làm khi làm bài tập về chia thừa kế:

    1.           Xác định di sản thừa kế

    Bước này là bước quan trọng, vì trong việc chia thừa kế, chúng ta phải chắc chắc chắn rằng tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản. Và chỉ chia được tài sản của người qua đời để lại di sản.

    Điều 634 BLDS 2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

    2.           Xác định người chết có để lại di chúc hay không?

    Bước này giúp xác định ý nguyện của người chết. Xác định phần tài sản đã được người chết định đoạt và phần tài sản không được định đoạt trong di chúc.

    Cần xác định di chúc có hợp pháp hay không? Nếu không hợp pháp thì di chúc không có giá trị pháp lý, tài sản của người chết sẽ được chia theo pháp luật.

    3.           Xác định người thừa kế

    -      Thừa kế theo di chúc: người thừa kế theo di chúc được xác định bằng nội dung di chúc.

    -      Thừa kế theo pháp luật:

    Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

     

    Điều 676 BLDS 2005:

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    4.    Sau khi xác định di sản và người thừa kế thì tiến hành chia di sản thừa kế.

    Khi chia di sản thừa kế, nên chú ý đến người thừa kế không thuộc nội dung di chúc

     

    Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

     

     

    Ngoài những bước cơ bản trên đây, các bạn phải áp dụng một số điều luật cụ thể khác để giải quyết một số tình huống về thừa kế.

     

    Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 03/12/2015 03:50:10 CH Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 03/12/2015 03:44:04 CH Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 03/12/2015 03:40:31 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #407778   25/11/2015

    hanhpham95
    hanhpham95

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    bài tập thừa kế-cần gấp lắm ạ!

    bài tập 1: 1954 ông Hạnh cán bộ miền nam có vợ là Hảo Và con gái Linh. Ông ra Bắc tập kết một time xây dựng gia đình với bà Hoa và có con gái là Vân và Thái. 1975, ông về nam nhưng vẫn chăm non vợ con ngoài bắc. 2005, ông già yếu viết di chúc, xác định ông có 600 triệu. Ông chia bà Hảo 50Tr, bà Hoa 100Tr, còn các con đx lớn và ktees ổn định nên ông ko chia, số tiền còn lại ông cho chữ thập đỏ.

    anh chị hãy chia tài sản ông Hạnh

    2...A kết hôn B sinh C,D,E

    năm 2000, AB li hôn, A nuôi C, B nuôi D,E. tổng tài sản A,B là 500tr. 

    năm 2002 A kết hôn với F sinh ra G (F có con rieeg là K nhưng K ko sống chung với AF. 

    năm 2008 A chết để lại di chúc toàn bộ tài sản cho C( AB đã chết), D và E đã lập gia đình. Tài sản chug AF là 500tr

    Hỏi :thời điểm mở thừa kế là khi nào vafai được hưởng thừa kế và hưởng bao nhiêu?

     
    Báo quản trị |  
  • #407791   25/11/2015

    phamanh1993
    phamanh1993

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2015
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 30 lần


    1. căn cứ nghị quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 qui định : " 4. VỀ NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

    a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ. " 

    Do ở đây bạn không nói cụ thể là ông Hạnh lấy vợ miền Bắc năm nào nên khá khó để xác định bà Hoa có phải là vợ hay không. nếu đề bài không cụ thể thì thiết nghĩ bạn nên giả sử có 2 trường hợp.

    TH1 : bà Hoa và ông Hạnh thiết lập quan hệ hôn nhân trc 13/1/1960.

    Do đó hàng thừa kế thứ 1 của ông là Hảo, linh, Hoa , Vân , Thái

    chia thừa kế theo di chúc Hảo 50Tr, bà Hoa 100Tr, chữ thập đỏ 450tr

    tuy nhiên, theo Đ 669 thì 2 bà vợ này là những ng thừa kế k phụ thuộc vào nd di chúc của ông .( k có các con đó đã lớn và có đk kinh tế ). tức là họ phải đc hưởng ít nhất 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật

    hàng thừa kế thứ 1 của ông là Hảo, linh, Hoa , Vân , Thái

    1 suất thừa kế theo pháp luật là 600 : 5= 120 tr

    2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật là : 120 x 2/3 = 80 tr

    ​đó bà Hảo đc hưởng 50 tr nên cần trích cho bà 80-50=30tr

    do bà  bà Hoa được hưởng  100Tr, hội chữ thập đỏ được hưởng  450tr nên 2 chủ thể  này phải trích lại 30 cho bà Hảo

    ​Bà Hoa được hưởng  100tr cần trích đưa cho bà Hảo 5, 45 tr

    hội chữ thập đỏ được hưởng  450tr  cần trích đưa cho bà Hảo 24, 55 tr.

    vậy bà Hảo đc hưởng 80 tr, bà Hoa 100- 5,45 = 94,55 tr. , hội chữ thập đỏ được hưởng  450tr   - 24, 55 tr = 425, 45tr.

    TH2 thì là bà Hoa và ông Hạnh thiết lập quan hệ hôn nhân sau 13/1/1960.

    Do đó hàng thừa kế thứ 1 của ông là Hảo, linh, Vân , Thái

    chia thừa kế theo di chúc Hảo 50Tr, bà Hoa 100Tr, chữ thập đỏ 450tr

    tuy nhiên, theo Đ 669 thì bà Hoa này là ng thừa kế k phụ thuộc vào nd di chúc của ông .( k có các con đó đã lớn và có đk kinh tế ). tức là bà phải đc hưởng ít nhất 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật

    hàng thừa kế thứ 1 của ông là Hảo, linh, Hoa , Vân , Thái

    1 suất thừa kế theo pháp luật là 600 : 4= 150 tr

    2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật là : 150 x 2/3 = 100 tr

    ​Do bà Hảo đã đc hưởng 100 tr nên sẽ k cần trích cho bà nữa. vậy Hảo 50Tr, bà Hoa 100Tr, chữ thập đỏ 450tr

    bài 2: 

    A kết hôn B sinh C,D,E

    năm 2000, AB li hôn, A nuôi C, B nuôi D,E. tổng tài sản A,B là 500tr. 

    năm 2002 A kết hôn với F sinh ra G (F có con rieeg là K nhưng K ko sống chung với AF. 

    năm 2008 A chết để lại di chúc toàn bộ tài sản cho C( AB đã chết), D và E đã lập gia đình. Tài sản chug AF là 500tr

    Hỏi :thời điểm mở thừa kế là khi nào vafai được hưởng thừa kế và hưởng bao nhiêu?

     

    thời điểm là lúc A chết khoản 1 điều 633 BLDS 2005

    người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm ( theo điểm a khoản 1 điều 676 BLDS 2005 ) gồm C, D, E, F, G

    do ở đây A có viết di chúc nên người được hưởng di sản là C. tuy nhiên ở quy định tại điều 699 thì có thêm F, G nữa

    vậy chốt lại là có C, F, G 

    di sản của A có 500/2 + 500/2 = 500 tr ( Điều 219, 634 BLDS 2005)

    chia theo di chúc thì C=500tr

    tuy nhiên, theo Đ 669 thì bà G ( năm 2002 A kết hôn với F, năm 2008 chết nên G chỉ dưới 6 tuổi tức là con chưa thành niên của A và F) , F  này là ng thừa kế k phụ thuộc vào nd di chúc của ông .  tức là họ  phải đc hưởng ít nhất 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật

    người được hưởng gồm ( theo điểm a khoản 1 điều 676 BLDS 2005 ) gồm C, D, E, F, G

     

    1 suất thừa kế theo pháp luật là 500 : 5= 100 tr

    2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật là : 100 x 2/3 = 66, 6 tr

    ​Do Cđược hưởng 500tr nên C sẽ phải trích tổng 66, 6 X 2 = 133, 2 tr để đưa lại cho F và G

    p/s: Bài làm của mình cũng chỉ mang tính chất tham khảo vì mình là sinh viên nên nếu có gì sai sót mong bạn thông cảm cho

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    .

    Cập nhật bởi phamanh1993 ngày 25/11/2015 11:01:13 CH

    tất cả chỉ là hình thức, việc chúng ta cần làm chỉ là diễn cho tốt thôi !!!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamanh1993 vì bài viết hữu ích
    HoaiKoy (04/12/2015) hanhpham95 (25/11/2015)
  • #407793   25/11/2015

    hanhpham95
    hanhpham95

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    ở bài 1 trích tsan bà hoa ra 5.45 là tính thế nào vậy bạn?

     
    Báo quản trị |  
  • #407796   26/11/2015

    phamanh1993
    phamanh1993

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2015
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 30 lần


    ý là những ng được hưởng theo điều 669 nếu ng chết mà có viết di chúc nhưng lại k cho họ hưởng di sản hoặc có cho họ hưởng nhưng ít hơn 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật thì những người được hưởng di sản k thuộc điều 669 hoặc thuộc điều 669 nhưng hưởng nhiều hơn 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật thì phải lấy từ số tiền mà mình được hưởng đưa lại cho những ng theo điều 669 ý bạn. 

    thật sự là khá khó để giải thích cho bạn hiểu đc nhưng hi vọng là bạn đọc luật và tư duy được. tại vì mình được dạy về chia thừa kế nên mình có biết để áp dụng hơn ý

    tất cả chỉ là hình thức, việc chúng ta cần làm chỉ là diễn cho tốt thôi !!!

     
    Báo quản trị |