Cho thuê xe tự lái: kẻ gian thuê xe rồi cầm cố lấy tiền bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611514 14/05/2024

    motchutmoingay24
    Top 500
    Lớp 4

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5446
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 108 lần


    Cho thuê xe tự lái: kẻ gian thuê xe rồi cầm cố lấy tiền bị xử lý thế nào?

    Cho thuê xe tự lái mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người cho thuê. Tuy nhiên, xe ô tô là một tài sản có giá trị cao, nhiều đối tượng đã lợi dụng việc thuê xe để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

    (1) Rủi ro khi cho thuê xe tự lái

    Gần đây, các vụ việc thuê xe tự lái rồi cầm cố, hoặc dùng xe tự lái để vận chuyển ma túy hay thuê xe rồi làm hư hỏng, bị dính phạt nguội xuất hiện rất nhiều trên mặt báo. Những người cho thuê xe dù đã thực hiện đủ các biện pháp ngăn ngừa như làm hợp đồng, kiểm tra giấy tờ người thuê, lấy tiền cọc, tiền thế chân tuy nhiên, rủi ro vẫn cứ là xảy ra thường xuyên như…cơm bữa. 

    Ông C.P.Đ, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại - dịch vụ Phát Đạt, cho biết dù thủ tục cho thuê xe mà công ty đang thực hiện rất chặt chẽ nhưng vẫn không tránh khỏi các rủi ro: “Đối với người ở tỉnh khác thì phải đặt cọc tiền mặt, người thuê xe cũng phải xuất trình giấy CCCD và bằng lái xe. Ngoài ra, hợp đồng phải ghi rõ người thuê và người lái. Tuy nhiên, công ty của ông Đạt cũng từng bị một số đối tượng thuê xe nhằm mục đích buôn ma túy và chiếc xe từng bị cơ quan công an giữ lại” - ông Đ cho hay.

    Hay trường hợp của ông V.Q.B (TP.HCM), ông cũng bị đối tượng lừa đảo thuê xe tự lái rồi chiếm đoạt hoặc đi cầm cố, nhưng khá may mắn là đã tìm được và lấy lại cả 7 chiếc xe. Trong đó, có chiếc thì hơn 1 tuần, có chiếc 1 tháng, cá biệt có chiếc vừa tìm được sau hơn 1 năm 6 tháng.

    Nhìn chung, dù là rủi ro nhỏ như va quẹt, trầy xước, hư hỏng xe cho đến rủi ro lớn như người lái xe thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như vận chuyển ma túy, cướp giật và cầm cố xe để lấy tiền,...thì cũng đều gây ra phiền phức, tốn kém cho chủ xe. 

    Chủ xe không những mất tiền sửa chữa, mất thời gian khi phải tìm kiếm lại chiếc xe đã bị cầm cố của mình hơn 1 năm trời, đôi khi còn phải làm việc với cơ quan chức năng khi xe bị tạm giữ do là tang vật trong một vụ việc vi phạm pháp luật, với khoảng thời gian đó chiếc xe có thể mang đến cho chủ xe một nguồn lợi nhuận kha khá.

    Trên thực tế, việc cho thuê xe ô tô tự lái là hình thức kinh doanh gặp nhiều rủi ro và đa phần khi bắt giữ được kẻ lừa đảo thì toàn bộ số tiền chiếm đoạt đã bị tiêu hết. Và khi đó, thiệt hại thuộc về phía người cho thuê và người cầm cố, mua xe. Vì vậy, mỗi chủ sở hữu khi cho thuê, cho mượn cần phải nâng cao cảnh giác, tránh sập bẫy các đối tượng xấu mà mất mát tài sản.

    (2) Những điều cần lưu ý để giảm rủi ro khi cho thuê xe tự lái

    Làm hợp đồng cho thuê xe

    Mặc dù gần như hiện nay, khi cho thuê xe thì chủ xe và người thuê đều giao kết hợp đồng cho thuê. Tuy nhiên, không ít trường hợp kẻ gian dùng giấy tờ giả, thậm chí giả mạo cả giấy của công ty để xác lập hợp đồng thuê. Do đó, khi giao kết hợp đồng, chủ xe cần chú ý các dấu hiệu về giấy tờ giả của người thuê xe để phòng ngừa rủi ro.

    Gắn định vị GPS cho xe

    Thực tế, việc này hầu như chủ xe cho thuê nào cũng có gắn. Nhưng với tâm thế chủ quan khi có thể theo dõi được xe mình đang ở đâu cũng là một điểm mà kẻ gian sẽ lợi dụng để trục lợi.

    Theo kinh nghiệm của các chủ xe cho thuê xe, nếu xe còn định vị GPS, từ ngày thứ 2 trở lên trong hợp đồng mà phát hiện xe đứng yên 1 chỗ không sử dụng, hãy lần theo GPS và tìm các vị trí những bãi giữ xe xung quanh nơi phát tín hiệu. Vì khi đó xe có thể bị cầm cố, nếu đã bị cầm cố, chủ xe cần báo công an địa phương và cung cấp các giấy tờ chứng minh chủ sở hữu xe. Trường hợp xe đã bị ngắt định vị ngay lúc thuê thì xác định và đi tìm ngay lúc đó. Tuyệt đối không gọi điện thoại hỏi hoặc liên lạc với các đối tượng để chúng cảnh giác thêm.

    Cũng không nên báo với công an liền lúc này vì hợp đồng cho thuê vẫn có hiệu lực và kẻ gian có quyền sử dụng xe, chỉ báo công an khi thời hiệu hợp đồng đã hết mà xe chưa trả.

    Cảnh giác với các đối tượng chủ động liên hệ

    Khi xe đã mất chủ xe thường có thói quen đăng tin tìm xe, lúc này, cần cảnh giác một số đối tượng tiếp cận với chủ xe và ngã giá tìm xe với vài chục triệu đồng. 

    Hay khi phát hiện xe trong bất cứ tiệm cầm đồ, bãi xe, chủ xe cần báo công an đến lấy, tuyệt đối không thỏa thuận chi tiền.

    Hợp tác với công ty uy tín cho thuê xe

    Các chủ xe có nhu cầu cho thuê xe cần tìm nơi hợp tác uy tín và cùng đoàn kết lại để kinh doanh. Hiện nay, không ít công ty đứng ra làm app cho thuê xe, hỗ trợ hoàn phí bảo hiểm cho đối tác chủ xe, giúp chủ xe xác minh khách thuê thông qua thông tin cá nhân, lịch sử thuê, lịch sử tín dụng nhằm loại trừ đối tượng có rủi ro cao. Các xe tham gia hệ thống còn được gắn thiết bị để quản lý và kiểm soát từ xa, khi khách thuê có dấu hiệu bất thường, xe sẽ bị vô hiệu hóa từ xa và tiến hành thu hồi nhanh chóng thông qua định vị. 

    (3) Đối tượng thuê xe tự lái mà cầm cố sẽ bị xử lý thế nào?

    Khi đưa ra xét xử những vụ thuê xe tự lái rồi cầm cố, những kẻ gian thường bị xử phạt theo tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” hoặc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

    Về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung  bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Nếu giá trị tài sản chiếm đoạt từ 50 triệu đến dưới 200 triệu, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; giá trị chiếm đoạt trên 200 triệu đến dưới 500 triệu bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Nếu giá trị tài sản chiếm đoạt trên 500 triệu, người phạm tội sẽ bị phạt tù lên đến 20 năm. 

    Về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị trên 200 triệu đến dưới 500 triệu sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Chiếm đoạt tài sản có giá trị trên 500 triệu bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra, nếu tài sản lừa đảo chiếm đoạt  là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì khung hình phạt của tội danh này sẽ bị tăng nặng.

    Cả hai tội trên ngoài hình thức phạt tù, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    113 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận