Những điều cần biết về Văn bản quy phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #296989 13/11/2013

    Choi_Tre

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 42 lần


    Những điều cần biết về Văn bản quy phạm pháp luật

    Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013)

    Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, hòa mình vào các hoạt động của cơ quan nhà nước, mình cũng muốn đóng góp một chút công sức vào công việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật…

    Tất cả các mối quan hệ xã hội phát sinh đều được pháp luật điều chỉnh. Hình thức thể hiện của pháp luật chính là thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, vấn đề đặt ra là, muốn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân hiệu quả thì phải giúp họ nhận biết văn bản quy phạm pháp luật là cái gì, tiếp cận nó từ đâu và áp dụng nó ra sao???

    Với tư tưởng “Đừng ra trận khi bạn không hiểu vũ khí của mình sử dụng như thế nào”, dựa vào kiến thức và kinh nghiệm bản thân, tôi xin trình bày một số vấn đề liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật một cách thực tế nhất, gợi mở thêm một số vấn đề để mọi người cùng thảo luận

    Khái niệm chung:

    Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

    I. Cách nhận biết văn bản QPPL

    1.     Dựa vào số hiệu:

    Từ năm 1996 cho đến nay, trong số hiệu văn bản QPPL có số năm ban hành. Ví dụ: 17/2008/QH12; 71/2012/NĐ-CP; 03/2013/TT-BTC, 09/2013/QĐ-UBND…

    2.     Dựa vào cơ quan ban hành văn bản và loại văn bản:

     

    Cơ quan ban hành VB

    01/01/1997 - 27/12/2002

    27/12/2002 - 01/01/2009

    01/01/2009 - nay

    Quốc hội

    Hiến pháp, luật, nghị quyết

    Hiến pháp, luật, nghị quyết

    Hiến pháp, luật, nghị quyết

    UBTVQH

    Pháp lệnh, nghị quyết;

    Pháp lệnh, nghị quyết;

    Pháp lệnh, nghị quyết; Nghị quyết liên tịch

    Chủ  tịch  nứơc

    Lệnh, quyết định

    Lệnh, quyết định

    Lệnh, quyết định

    Chính phủ

    Nghị quyết, Nghị định

    Nghị quyết, Nghị định

    Nghị định; Nghị quyết liên tịch

    Thủ Tướng

    Quyết định, chỉ thị

    Quyết định, chỉ thị

    Quyết định

    Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

    Quyết định, chỉ thị, thông tư

    Quyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịch

    Thông tư; Thông tư liên tịch

    Hội đồng Thẩm phán TANDTC

    Nghị quyết

    Nghị quyết

    Nghị quyết

    Chánh án TANDTC

    Không được ban hành

    Quyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịch

    Thông tư; Thông tư liên tịch

    Viện trưởng VKSNDTC

    Quyết định, chỉ thị, thông tư

    Quyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịch

    Thông tư; Thông tư liên tịch

    Tổng Kiểm toán Nhà nước

    Không được ban hành

    Không được ban hành

    Quyết định

     

    01/01/1997 - 27/12/2002

    27/12/2002 - 01/04/2005

    01/04/2005 - nay

    Hội đồng nhân dân

    Nghị Quyết

    Nghị Quyết

    Nghị Quyết

    Ủy ban nhân dân

    Quyết định, Chỉ thị

    Quyết định, Chỉ thị

    Quyết định, Chỉ thị

    II. Một số lưu ý khi sử dụng văn bản quy phạm pháp luật:

    1.     Hiệu lực của văn bản

    a)     Thời điểm có hiệu lực:

    Thông thường, văn bản sẽ quy định ngày có hiệu lực của nó, nhưng một số trường hợp phải căn cứ vào Luật ban hành văn bản để xác định ngày có hiệu lực.

     

    Loại vb

    01/01/1997 - 27/12/2002

    27/12/2002 - 01/01/2009

    01/01/2009 - nay

    Do QH và UBTVQH ban hành

    Có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

    Có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

    - Được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

     

    - Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành.

    Do CTN ban hành

    Có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

     

    có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.

    Các vb còn lại

    Có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký văn bản hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó.

    Có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó.

    VB đặc biệt

    Văn bản được ban hành quy định các biện pháp thi hành trong trương hợp khẩn cấp tạm thời do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có thể có hiệu lực sớm hơn hơn 15 ngày kể từ ngày ký văn bản.

    Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn so với các văn bản thường.

    Văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp có thể có hiệu lực trước khi đăng công báo.

     

    Văn bản có nội dung thuộc bí thộc bí mật nhà nước không cần đăng Công báo vẫn có hiệu lực.

     

    01/04/2005 - nay

    01/04/2005 - nay

    01/04/2005 - nay

    VB của HĐND và UBND

    VBQPPL cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.

    VB quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.

    VBQPPL cấp huyện có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.

    Không quy định hiệu lực trở về trước đối với vb qppl của HĐND và UBND

    VBQPPL cấp xã có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.

    b)    Khoảng thời gian áp dụng

    Thông thường, văn bản qppl có hiệu lực áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày văn bản có hiệu lực cho đến ngày văn bản hết hiệu lực, trừ một số trường hợp:

    + Một phần nội dung của văn bản có hiệu lực trở về trước: Phần nội dung có hiệu lực trở về trước đó sẽ được áp dụng trước thời điểm văn bản có hiệu lực.

    + Hiệu lực của văn bản bị gián đoạn do bị đình chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian

    + Văn bản đặc thù chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian: Cho dù không có văn bản nào khác thay thế hủy bỏ các văn bản này để đưa nó về tình trạng hết hiệu lực thì hiệu lực áp dụng của nó cũng chỉ nằm trong khoảng thời gian đã được quy định.

    + Văn bản bị sửa đổi bổ sung đính chính: mặc dù tình trạng vẫn còn hiệu lực nhưng những nội dung bị sửa đổi thay thế đính chính thì không còn hiệu lực nữa. Ngày hết hiệu lực của những nội dung  trên là ngày có hiệu lực của văn bản bị sửa đổi bổ sung đính chính (hoặc quy định ngày cụ thể khác).

    c)     Thời điểm hết hiệu lực

    Một văn bản chỉ hết hiệu lực khi có văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay thế hủy bỏ bãi bỏ hoặc hết thời hạn có hiệu lực được quy định ngay tại văn bản đó.

    Trong thực tế có rất nhiều trường hợp cơ quan ban hành văn bản không biết được trước đây mình đã ban hành những văn bản, quy định nào cho nên cuối văn bản thường phòng hờ một đoạn “Những quy định trước đây trái với quy định của văn bản này đều bị bãi bỏ”

    Mặc dù Luật ban hành văn bản quy định rõ phải chỉ định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm bị thay thế sửa đổi…. Tuy nhiên thực tế áp dụng bạn phải vận dụng hết kiến thức, kinh nghiệm, sự trợ giúp từ nhiều nguồn để có thể tránh trường hợp sử dụng những nội dung cũ chưa được “chính thức” hết hiệu lực

    * Nếu không nắm rõ các nguyên tắc xác định hiệu lực văn bản như trên, người sử dụng văn bản rất dễ gặp phải các rủi ro như: hành vi thực hiện sẽ không được thừa nhận, nếu có thiệt hại phát sinh sẽ phải bồi thường…

    2.     Phạm vi, đối tượng áp dụng

    Văn bản chỉ có giá trị áp dụng trong phạm vi và đối tượng áp dụng của mình, đa số tất cả văn bản đều có quy định về nội dung này tại phần đầu văn bản. Do đó, trước khi áp dụng bất kì quy định nào trong văn bản, nên xem lại thật kỹ phần phạm vi và đối tượng áp dụng, để tránh được các rủi ro đánh tiếc.

    VD: Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm thất nghiệp trong phần phạm vi áp dụng có nói:

    “Đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

    Như vậy, nếu không tham khảo kỹ nội dung này mà lấy bất kỳ quy định nào khác trong Thông tư 32 áp dụng cho đối tượng không tham gia bảo hiểm thất thất nghiệp thì sai hoàn toàn.

    3.     Lựa chọn văn bản áp dụng

    Pháp luật Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, nhiều nội dung chồng chéo lên nhau là thực tế mà không chuyên gia nào trong lĩnh vực pháp luật phủ nhận. Do đó, đương nhiên có những trường hợp có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề, lúc đó phải có sự cân nhắc phù hợp đề tìm ra luật áp dụng:

    + Áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn.

    + Áp dụng văn bản mới hơn.

    + Trường hợp văn bản có giá trị pháp lý như nhau thì luật riêng ưu tiên hơn luật chung; luật nào sát với lĩnh vực của vấn đề thì ưu tiên hơn các lĩnh vực khác.

    + Đối với luật nội dung thì sự việc xảy ra vào thời gian nào thì lấy văn bản có hiệu lực vào thời điểm đó để giải quyết, còn về luật hình thức thì áp dụng văn bản có hiệu lực lúc quan hệ được đem ra giải quyết

    + …

    III. Kết luận:

                “Đừng ra trận khi bạn không hiểu vũ khí của mình sử dụng như thế nào”. Mong rằng bài viết này mang lại điều gì đó hữu ích cho mục tiêu phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân mà cả nước đang phấn đấu thực hiện. Để chúng ta, những người trong nghề luật, cùng với người dân và nhà nước có thể cùng nhau thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần.

                Bài viết dựa trên số lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi, rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiều từ các chuyên gia trong ngành để bài viết đạt được hiệu quả cao nhất.

    Một số câu hỏi thảo luận xoay quanh chủ đề Văn bản quy  phạm pháp luật, có những câu hỏi mang tính nhắc nhớ lại kiến thức, có những câu đặt ra cho chúng ta những dấu chấm hỏi lớn mà khi giải quyết nó có thể phát sinh vấn đề có giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng…

    1.     Cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư thì có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch, và ngược lại?

    2.     Văn bản quy phạm pháp luật không đăng công báo thì có giá trị áp dụng hay không?

    3.     Cùng một vấn đề mà có hai hoặc nhiều văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh thì áp dụng văn bản nào?

    4.     Bãi bỏ và hủy bỏ có khác nhau gì không?

     
    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 13/11/2013 02:35:37 CH

    "Những điều tầm thường nhất - Trong con mắt thế gian - Là điều ta trân trọng - Chẳng cần ánh hào quang - Hay giàu sang phú quý - Là lý tưởng và còn hơn thế nữa - Ta đi phục vụ mọi người"

     
    143972 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #297936   18/11/2013

    anhminhhh
    anhminhhh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2013
    Tổng số bài viết (192)
    Số điểm: 3407
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 60 lần


    ntdieu viết:

    Tôi khẳng định rằng nghị định 96/1997/NĐ-CP có hiệu lực hoặc ít nhất là đã từng có hiệu lực (hiện nay có thể đã bị thay thế, tôi không chắc lắm), mặc dù tôi không biết nội dung nghị định này về việc gì và có đăng công báo hay không, tôi cũng không quan tâm đến việc văn bản này có được yết thị hay đưa tin trên thông tin đại chúng hay không.

    Căn cứ pháp lý dựa vào luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996, có hiệu lực từ 01/01/1997. Theo luật này thì "Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký văn bản hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó" (trích khoản 3 điều 75).

    Luật này mặc dù quy định các văn bản quy phạm pháp luật phải đăng công báo, nhưng không có điều khoản nào nói rằng "không đăng công báo thì không có hiệu lực".

    Nếu bạn anhminhhh không đồng ý thì vui lòng đưa ra căn cứ pháp lý.

    Bạn ntdieu nói đúng, là vì Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sau đây gọi là Luật 69) quy định "văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo hoặc yết thị, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước", nhưng lại không có quy định "văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành".
     
    Đây là một soi sót có chủ ý hay k chủ ý của cơ quan ban hành luật, dù sao thì bạn ntdieu cũng tinh thật hihi, thực ra trong trường hợp này đúng như bạn nói là Nghị định 96 có hiệu lực (dù nó k cần đăng công báo, k cần yết thị, k cần thông tin đại chúng, k cần là văn bản có nội dung bí mật nhà nước...) nhưng nếu đặt Nghị định này vào bối cảnh ngày nay khi căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thì: nó hết đất sống;-(.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #297942   18/11/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn Choi_Tre.

    "Vào một ngày đẹp trời Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn Luật ban hành văn bản QPPL, quy định rằng vb thuộc đối tượng phải đăng công báo mà vì bất cứ lý do nào mà đến hiện tại chưa đăng thì không có hiệu lực pháp luật. Các giao dịch, hợp đồng, văn bản có căn cứ áp dụng là những văn bản này thì cũng vô hiệu theo (chỉ vô hiệu phần liên quan đến văn bản không có hiệu lực đó).
     
    Từ cá nhân đến tổ chức, doanh nghiệp hay nhà nước đều sống dở chết dở vì trước giờ sử dụng 3 văn bản trên nhưng không để ý đến việc đăng công báo hay chưa, mặc dù Luật đã quy định rành rành ra đó là nó không có hiệu lực.
     
    Xin kết luận rằng: Nguy hiểm thật!"

    Qua phân tích của bạn thì tôi thấy Nguy hiểm thật !

    Tuy nhiên, cũng nguy hiểm giồng như "ngày tận thế" nhưng xác suất xãy ra thì gần như rất bé nhỏ !

    Tôi hiểu ý bạn : nếu theo đúng luật thì là phải như bạn nói; Tuy nhiên,chúng ta đều biết là pháp luật là thể hiện ý chí của nhà nước : duy trì sự ổn định. Làm gì mà nhà nước lại chấp nhận ban hành một văn bản gây rối loạn như vậy. và người phải chịu thiệt hại hay phải bồi thường thiệt hại chính là người gây ra lỗi "  nhà nước.

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 18/11/2013 07:50:59 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (18/11/2013)
  • #297944   18/11/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Việc này tôi đã nói ở bài bên trên rồi, nếu khi tranh luận bạn không đọc kỹ, không xem xét các lý lẽ của "phía bên kia" thì e rằng bạn sẽ thua thiệt trong thực tế bên ngoài chứ không phải trên diễn đàn ảo này đâu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Choi_Tre (18/11/2013)
  • #297978   18/11/2013

    Choi_Tre
    Choi_Tre

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 42 lần


    Đây là vấn đề lý thuyết chúng ta bàn với nhau, còn về thực tế cơ quan nhà nước xử trí như thế nào còn là dấu chấm hỏi!

    Văn bản hướng dẫn không đủ thẩm quyền để thừa nhận chuyện này trừ khi sửa Luật Ban hành văn bản.

    Vì lợi ích chung, những thiếu sót đã xảy ra chúng ta cố gắng nhắm mắt làm lơ với nhau thôi.

    Hi vọng dân luật chúng ta không ai phải bị thua kiện, bị vô hiệu hợp đồng hay các trường hợp khác khi bên đối thủ đem những lý lẽ trên chứng minh ta sử dụng sai văn bản :D

    "Những điều tầm thường nhất - Trong con mắt thế gian - Là điều ta trân trọng - Chẳng cần ánh hào quang - Hay giàu sang phú quý - Là lý tưởng và còn hơn thế nữa - Ta đi phục vụ mọi người"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Choi_Tre vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (19/11/2013)
  • #298024   19/11/2013

    Choi_Tre
    Choi_Tre

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 42 lần


    Trả lời câu số 4: 
    Căn cứ Điều Nghị định 40/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHVB 2008


    Điều 29. Hủy bỏ, bãi bỏ văn bản trái pháp luật

    1. Hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành.

    2. Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội thay đổi.


    Điểm khác biệt rõ nhất giữa hủy bỏ và bãi bỏ là:

    Bãi bỏ: Do căn cứ pháp lý ban hành văn bản A đã hết hiệu lực hoặc hết hiệu lực một phần, dẫn đến A rơi vào tình trạng không còn phù hợp. A hết hiệu lực vào ngày văn bản bãi bỏ có hiệu lực.

    Hủy bỏ: A được ban hành trái thẩm quyền, hình thức hoặc căn cứ pháp lý của A đã hết hiệu lực trước thời điểm ban hành văn bản. A chấm dứt hiệu lực từ ngày văn bản hủy bỏ có hiệu lực và A được xem như chưa hề có hiệu lực.

    Mặc dù Nghị định đã quy định nhưng hầu như chúng ta đều không nhận thức rõ được sự khác biệt giữa 2 từ này. Nếu cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL cũng không nắm rõ và nhầm lẫn trong việc sử dụng 2 từ này thì quả thật là tai hại:

    Ví dụ: 

    Thông tư 162/2010/TT-BTC hủy bỏ điểm 16 Mục V  95/2008/TT-BTC NGÀY 24/10/2008 về chế độ kế toán đối với công ty chứng khoán
     
    Thông tư 22/2011/TT-NHNN hủy bỏ Điểm đ Khoản 2 Điều 1 và Mục 5  Thông tư 13/2010/TT-:-O
    Thông tư 04/2012/TT-BKHCN hủy bỏ khoản 4 Mục I  Thông tư 01/2008/TT-BKHCN về cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp
     
    Thông tư 55/2011/TT-BGTVT Hủy bỏ Điều 7, Điều 23, Điều 29 Thông tư 14/2008/QĐ-BGTVT về phòng thí nghiệm chuyên ngành giao thông

    Chưa thể kiểm tra được các cơ quan nhà nước có cố tình hủy bỏ những nội dung này hay không? Giả sử có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng từ ngữ thì tình trang hiệu lực của các nội dung bị hủy bỏ từ thời điểm nó có hiệu lực đến thời điểm nó bị hủy bỏ sẽ giải quyết như thế nào? Những cá nhân cơ quan tổ chức lỡ vận dụng những quy phạm này rồi thì hậu quả pháp lý phải giải quyết như thế nào.

    Ở trung ương thì tình trạng này ít hơn, nhưng ở địa phương thì mọi người có thể tự kiểm chứng, việc "hủy bỏ" văn bản được dùng rất nhiều nhưng không lường trước được hậu quả pháp lý của nó! Bây giờ mà xử lý chắc cũng không xuể.

    Đây là cái lý do chính mình nói rằng qua bài viết có thể phát sinh vấn đề lên đến ngàn tỉ :-O

    "Những điều tầm thường nhất - Trong con mắt thế gian - Là điều ta trân trọng - Chẳng cần ánh hào quang - Hay giàu sang phú quý - Là lý tưởng và còn hơn thế nữa - Ta đi phục vụ mọi người"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Choi_Tre vì bài viết hữu ích
    TRUTH (19/11/2013)
  • #299584   27/11/2013

    ngocthai059
    ngocthai059

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2010
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    quản lý hành chính

    xin chào luật sư! xin luật sư có thể giúp em vấn đề này được không? thế nào là Văn bản quy phạm pháp luật? thế nào là văn bản thông thường và làm thế nào để nhận biết được hai loại văn bản đó. xin cảm ơn luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #299821   27/11/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Bạn ngocthai059 hãy đọc kỹ từ đầu đến cuối chủ đề này, bạn sẽ tự thấy câu trả lời thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #299842   28/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn ngocthai059 .

    Choi_Tre viết:

    Khái niệm chung:

    Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyềnhình thứctrình tựthủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

     

    Các văn bản thông thường khác thì không quy định trình tự thủ tục soan thảo, ban hành.

    Văn bản thông thường không bắt buộc mọi người phải tôn trọng mà chỉ một ít người phải thực hiện. Ví dụ : một số quy định trong nội bộ các doanh nghiệp mà pháp luật không quy định phải có.

    Khi có người không thực hiện văn bản thông thường thì cũng không có chế tài nào từ nhà nước.

    Chắc bạn ít lên diễn đàn, nếu tham gia một thời gian nữa thì bạn sẽ theo dỏi các bài viết dễ dàng hơn.:~

     

     
    Báo quản trị |  
  • #345964   22/09/2014

    dovanthang_phapluat
    dovanthang_phapluat

    Male
    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2014
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 22 lần


    Phân biệt văn bản pháp quy và văn bản quy phạm pháp luật

    Tôi có biết khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật (trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Nhưng thỉnh thoảng tôi cũng nghe thấy ở đâu đó nhắc tới văn bản pháp quy. Vậy văn bản pháp quy khác văn bản quy phạm pháp luật như thế nào? Rất mong các bạn giúp tôi phân biệt được hai khái niệm này.

     
    Báo quản trị |  
  • #385246   27/05/2015

    namlaocai
    namlaocai

    Male
    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi xin hỏi:

    Nghị định 47/2014/CP có hiệu lực từ ngày 1-7-2014, thay thế Nghị định 197/2004

    Quyết định 26 của UBND tỉnh lào cai căn cứ vào nghị định 197 trên để thực hiện áp dụng chính sách thu hồi đề bù đất đai trong tỉnh.

    Đến ngày  ngày 09 tháng 4 năm 2015, UNND tỉnh LC mới ban hành Quyết định Số: 13/2015/QĐ-UBND để thay thế QĐ 26 trên.

    Vậy xin hỏi: trong thời gian từ 1-7-2014 đến khi Quyết định 13 trên có hiệu lực, thì các cơ quan chức năng tại tỉnh Lào Cai có được áp đụng QĐ 26 nữa hay không? Nếu áp dụng thì QĐ 13 phải nêu hiệu lực hồi tố - xử lý chuyển tiếp như thế nào?

    Xin trân thành cảm ơn.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #385255   27/05/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    namlaocai viết:

    Tôi xin hỏi:

    Nghị định 47/2014/CP có hiệu lực từ ngày 1-7-2014, thay thế Nghị định 197/2004

    Quyết định 26 của UBND tỉnh lào cai căn cứ vào nghị định 197 trên để thực hiện áp dụng chính sách thu hồi đề bù đất đai trong tỉnh.

    Đến ngày  ngày 09 tháng 4 năm 2015, UNND tỉnh LC mới ban hành Quyết định Số: 13/2015/QĐ-UBND để thay thế QĐ 26 trên.

    Vậy xin hỏi: trong thời gian từ 1-7-2014 đến khi Quyết định 13 trên có hiệu lực, thì các cơ quan chức năng tại tỉnh Lào Cai có được áp đụng QĐ 26 nữa hay không? Nếu áp dụng thì QĐ 13 phải nêu hiệu lực hồi tố - xử lý chuyển tiếp như thế nào?

    Xin trân thành cảm ơn.

     

    Chào bạn, 

    Theo Khoản 2 Điều 53 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thì khi căn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân hết hiệu lực thi hành thì văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản đó cũng hết hiệu lực. Và đồng thời, tại Khoản 2 Điều 52 Luật này cũng nêu rõ không quy định hiệu lực trở về trước đối với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND.

    Vì vậy, trong khoảng thời gian đó thì không áp dụng được QĐ 26 cũng như QĐ 13 mà dựa trên NĐ 47/2014/NĐ-CP để giải quyết

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (27/05/2015)
  • #385373   27/05/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Bạn honhu trả lời không đúng câu hỏi.

    Ở đây câu hỏi là "Quyết định 26 căn cứ vào nghị định 197, vậy khi NĐ 197 hết hiệu lực thì QĐ26 có hết hiệu lực theo hay không" ?

    Câu trả lời là : QĐ 26 vẫn còn hiệu lực cho đến khi QĐ 13/2015 thay thế QĐ 26.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (27/05/2015)
  • #471676   21/10/2017

    thn.3010
    thn.3010

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ad cho em hỏi : Ý nghĩa của nội dung ban hành văn bản quy phạm về pháp luật đất đai và tổ chức thực hiện là gì ? ( đầy đủ chút ạ , em cần câu trả lời đày đủ , tks ad )

     
    Báo quản trị |  
  • #473369   02/11/2017

    Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

    1. Hiến pháp.

    2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

    3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

    9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

    10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

    13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

    15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

     
    Báo quản trị |  
  • #538909   17/02/2020

    kimhuong12_11
    kimhuong12_11

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2020
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Lý do phải ký hiệu Văn bản quy phạm pháp luật là gì ?
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimhuong12_11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/02/2020)
  • #539718   28/02/2020

    Bài viết tổng hợp kiến thức cơ bản khi học luật. Cảm ơn Choi_tre đã cung cấp kiến thức tổng hợp hữu ích như vậy!

     
     
    Báo quản trị |  
  • #540281   29/02/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    nếu theo đúng luật thì là phải như bạn nói; Tuy nhiên,chúng ta đều biết là pháp luật là thể hiện ý chí của nhà nước : duy trì sự ổn định. Làm gì mà nhà nước lại chấp nhận ban hành một văn bản gây rối loạn như vậy. và người phải chịu thiệt hại hay phải bồi thường thiệt hại chính là người gây ra lỗi "  nhà nước. Mình đồng ý với ý kiến này.

     
    Báo quản trị |