Những điều cần biết về nhà ở xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #416154 20/02/2016

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    Những điều cần biết về nhà ở xã hội

    Vấn đề nhà ở xã hội có lẽ vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, đặc biệt là từ khi Luật nhà ở 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/7/2015. Ai là người được hưởng chính sách nhà ở xã hội? Người được hưởng chính sách này cụ thể được hưởng những quyền lợi nào? Và thủ tục thực thi ra sao?

    Mời các bạn xem bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nhà ở xã hội:

    1. Nhà ở xã hội là gì?

    Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.

    2. Đối tượng nào được hỗ trợ vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội?

    Bao gồm 05 đối tượng sau:

    - Người có công với cách mạng.

    - Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

    - Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

    - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.

    - Cán bộ, công chức, viên chức.

    3. Điều kiện được vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đối với hộ gia đình, cá nhân

    Phải đáp ứng đủ 6 điều kiện sau:

    i. Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.

    ii. Có đủ hồ sơ chứng minh như sau:

    * Chứng minh đối tượng được hỗ trợ

    (Lưu ý: Các loại hồ sơ chứng minh nêu sau phải kèm theo Đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở)

    - Đối với người có công với cách mạng: Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng và xác nhận thực trạng nhà ở chưa được hỗ trợ của Nhà nước do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

    - Các đối tượng còn lại: Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc và thực trạng nhà ở.

    * Chứng minh điều kiện cư trú:

    - Nếu hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải nộp bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.

    - Nếu không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải nộp bản sao chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn; giấy xác nhận (giấy tờ chứng minh) về việc có đóng BHXH của cơ quan BHXH tại tỉnh, thành phí trực thuộc Trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

    Nếu làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.

    * Chứng minh điều kiện thu nhập:

    - Đối với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức: xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên.

    - Đối với người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị: tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. (Sở Xây dựng sẽ liên hệ với Cục thuế để xác minh)

    * Chứng minh chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình:

    Cụ thể, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ dưới mọi hình thức nhưng diện tích nhà ở bình quân dứơi 10m2/người.

     iii. Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.

    iv. Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

    (Trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tại ngân hàng khác để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội)

    v. Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư.

    vi. Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

    (Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.)

    4. Thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội như thế nào?

    - Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ chứng minh và giấy đề nghị vay vốn, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp cho chủ đầu tư dự án.

    - Sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ, chủ đầu tư xem xét từng hồ sơ và lập danh sách đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư.

    Nếu người đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã nộp hồ sơ hợp lệ nhưng dự án không còn quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư phải ghi rõ lý do và gửi trả lại hồ sơ cho người đó.

    Khi nhận hồ sơ, người nhận phải ghi Giấy biên nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp để bổ sung, hoàn thiện.

    - Chủ đầu tư dự án gửi Danh sách này cho Sở Xây dựng để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.

    Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho những người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.

    (Lưu ý: Mỗi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được nộp giấy tờ đăng ký tại 01 dự án.)

    Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thanh toán trực tiếp với chủ đầu tư hoặc thực hiện thông qua ngân hàng do chủ đầu tư và người mua, thuê, thuê mua thống nhất theo thỏa thuận.

    - Sau khi ký hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư lập Danh sách gửi về Sở Xây dựng địa phương lưu trữ, phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm).

    Đồng thời, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm công bố công khai danh sách này tại trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại Sàn giao dịch bất động sản hoặc Trang thông tin điện tử về nhà ở xã hội của chủ đầu tư (nếu có).

    5. Người được hỗ trợ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ được vay bao nhiêu? Lãi suất vay là bao nhiêu và thời hạn vay là bao lâu?

    Mức vay: tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

    Lãi suất vay: Do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ. (hiện chưa có văn bản quy định cụ thể)

    Thời hạn vay: tối thiểu 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

    Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.

    6. Một số quy định không được phép làm

    - Người thuê nhà ở xã hội không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian thuê theo hợp đồng đã ký với bên cho thuê.

    - Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ khi thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký.

    Chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Lưu ý:

    Trong thời hạn chưa đủ 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật nhà ở 2014

    - Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

    - Thông tư 25/2015/TT-NHNN

     
    26307 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447859   24/02/2017

    Xin cảm ơn bài viết rất nhiều ạ,

    Đối với những người có lao động thấp hoặc với đối tượng được mua nhà ở xã hội mà nói thì đây là một chính sách vô cùng tốt với họ.

    Nhưng thực tế cho thấy thì số lượng này trên thực tế còn rất ít. nhất là ở những KCN, KCX lớn, tập trung nhiều người lao động nghèo xa xứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #503932   04/10/2018

    tangoctram1101ulaw
    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Trong trường hợp người mua không đủ khả năng để chi trả tiền mua nhà thì người mua nhà nên chủ động làm gì vậy mọi người? 

    Chúng ta sẽ sử dụng từ "Thanh lý hợp đồng" hay dùng từ "Trả lại căn hộ cho chủ đầu tư"

    Nếu dùng từ thanh lý thì có vi phạm pháp luật về Nhà ở xã hội hay không?

    Mong nhận được hồi đáp từ mọi người ạ.

     
    Báo quản trị |