Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội trong mùa dịch

Chủ đề   RSS   
  • #543692 16/04/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội trong mùa dịch

     

    (PL)- Nhiều bạn đọc có thắc mắc về chính sách BHXH, BHYT trong mùa dịch COVID-19.

    Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn, người lao động (NLĐ) trong tình trạng nghỉ chờ việc hoặc mất việc.

    Trước tình trạng trên, nhiều bạn đọc đã gửi các câu hỏi liên quan đến quy định và chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trong mùa dịch COVID-19. Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với đại diện cơ quan BHXH TP.HCM để trả lời cho các thắc mắc này.

    Cách đổi thông tin trên thẻ BHYT

    . Thẻ BHYT của tôi đã gia hạn lại nhưng không được đổi thẻ mới. Vừa rồi tôi khám bệnh, nhân viên tại phòng nhận bệnh bảo tôi phải dùng thẻ mới vì tôi có đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu sang nơi khác. Cho tôi hỏi, trong tình hình cách ly xã hội hiện nay thì tôi nên làm gì để đổi thông tin trên thẻ BHYT? - bạn đọc Tô Thị Xuân Lan hỏi.

    + BHXH TP.HCM: Trường hợp của bà đã gia hạn thẻ BHYT và có thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nên được cấp thẻ mới do có thay đổi thông tin trên thẻ khi gia hạn.

    Nếu chưa nhận được thẻ BHYT thì bà làm hồ sơ theo phiếu giao nhận hồ sơ 612, điền và in ra nộp về địa chỉ của BHXH quận, huyện hoặc gửi về BHXH TP.HCM; hoặc giao dịch điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia (địa chỉ https://dichvucong.gov.vn) để được cấp lại thẻ. Phiếu 612 lấy tại địa chỉ này: http://vanban.bhxhtphcm.gov.vn.

    Cách để hưởng tiếp quyền lợi năm năm liên tục

    . Thẻ BHYT của cả gia đình tôi đến ngày 19-4-2020 hết hạn. Tôi muốn duy trì để được nối tiếp quyền lợi năm năm liên tục. Đang trong mùa dịch, tôi có được bảo lưu và không bị mất quyền lợi năm năm sau khi có Chỉ thị 16 về cách ly xã hội của Thủ tướng Chính phủ không? - bạn đọc Đặng Thị Tố Phấn.

    + BHXH TP.HCM: Để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT, bà cần liên hệ với đại lý thu BHYT để nộp hồ sơ, đóng tiền gia hạn thẻ BHYT.

    Trường hợp đại lý thu BHYT không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp (trong thời gian thực hiện cách ly theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ) thì bà có thể chuyển tiền vào tài khoản cơ quan BHXH quận, huyện, ghi rõ họ tên, mã số BHXH để cơ quan BHXH gia hạn giá trị sử dụng thẻ BHYT.

    Về thời gian tham gia BHYT liên tục, nếu không bị gián đoạn quá ba tháng thì thời điểm đủ năm năm liên tục vẫn được tính.

    Chế độ ốm đau cho người cách ly

    . Tôi có tiếp xúc gần với người được xác định nhiễm COVID-19. Hiện tôi đang được cách ly tại nhà. Trường hợp của tôi có được giải quyết hưởng chế độ ốm đau không? - bạn đọc Hà Thị Thúy.

    + BHXH TP.HCM: Đối với trường hợp NLĐ có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, tự nghỉ việc, tự cách ly tại nhà mà không có quyết định cách ly, không có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì không được giải quyết chế độ ốm đau.

    Đối với trường hợp tương tự nhưng có quyết định cách ly, có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì được giải quyết chế độ ốm đau.

    Đối với trường hợp NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc được xác định nhiễm COVID-19, phải nghỉ việc để thực hiện cách ly và điều trị bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh được xác định bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì giải quyết chế độ ốm đau theo quy định.

    BHXH trong thời gian nghỉ không lương

    . Do bị ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty tôi khuyến khích nhân viên xin nghỉ không lương trong vòng vài tháng. Cho tôi hỏi, trong thời gian nghỉ không lương, nhân viên có được đóng BHXH, BHYT không? - bạn đọc Phạm Thanh An.

    + BHXH TP.HCM: Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    Thực hiện theo các quy định trên, NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không thuộc đối tượng đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

    . Tôi được biết ngày 12-3-2020, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH  có hướng dẫn tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Vậy trong thời gian người sử dụng lao động tạm ngưng đóng BHXH thì NLĐ có được tham gia BHXH tự quyện không? - bạn đọc Nguyễn Thành Nhân.

    + BHXH TP.HCM: Điểm b khoản 1 Điều 88 Luật BHXH năm 2014 quy định: Hết thời hạn tạm dừng đóng (quy định tại điểm a khoản này), người sử dụng lao động và NLĐ tiếp tục đóng BHXH và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

    Do đó, trong thời gian tạm dừng đóng, người tham gia không thuộc đối tượng đóng BHXH tự nguyện.

    Nhận BHXH một lần trong mùa dịch sẽ bị thiệt thòi

    Mới đây, BHXH Việt Nam phát ra thông báo về tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một số NLĐ đã lựa chọn hưởng BHXH một lần. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt và về lâu dài của NLĐ.

    Theo BHXH Việt Nam, khi lựa chọn hưởng BHXH một lần, NLĐ sẽ có nhiều bất lợi, chẳng hạn như NLĐ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động. Người nhận BHXH một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn khi mức đóng BHXH hằng tháng thấp hơn mức hưởng BHXH một lần…

    Theo Báo Pháp luật TPHCM

     

     
    1781 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    admin (17/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận