Những điều cần biết khi chia thừa kế cho người nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #489543 14/04/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Những điều cần biết khi chia thừa kế cho người nước ngoài

    Chia thừa kế, đặc biệt là thừa kế liên quan đến đất đai là việc làm rất phức tạp, đòi hỏi những người trong cuộc cần nắm rõ một số quy định liên quan đến việc chia thừa kế đất đai cho người nước ngoài.

    Lưu ý: Người nước ngoài được nhắc đến là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài (người có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch) 

    Sau đây là một số điều bạn cần biết:

    - Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản với đối tượng là người thừa kế định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thuộc diện mua nhà ở Việt Nam thì họ được hưởng giá trị nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Theo quy định tại Điều 186 Luật Đất đai 2013

    * Khai nhận di sản thừa kế

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế nếu liên quan đến bất động sản thì phải được chứng nhận của phòng công chứng hoặc UBND cấp huyện. Nếu chủ thể có yếu tố nước ngoài là đồng thừa kế theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, người đó phải bắt buộc phải có mặt.

    Nếu người thừa kế ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam lâu dài để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

    Cách thứ nhất:

    - Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế. Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao).

    - Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như thông thường. Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế. Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình.

    Cách thứ hai:

    Trường hợp người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.

    Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.

    Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế…).

    Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

    Như đã phân tích trên, người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị quyền sử dụng đất và nhà ở nên cần thực hiện những thủ tục khai nhận di sản như trên để sau đó có thể thừa hưởng theo quy định.

    * Đóng thuế

    Tại Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 quy định về việc đóng thuế TNCN từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Và sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mảnh đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của bạn tại Việt Nam hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình (bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng (vợ); anh chị em ruột). theo Khoản 4, Điều 4 Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012

    * Chuyển tiền có được  từ thừa kế ra nước ngoài

    Thực hiện theo pháp lệnh ngoại hối, liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để thực hiện thủ tục chuyển ra nước ngoài để thực hiện theo đúng quy định về thủ tục và mức ngoại tệ được phép chuyển đối với chủ thể không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 14/04/2018 03:40:20 CH
     
    5703 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #489568   14/04/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Chia thừa kế, đặc biệt là thừa kế liên quan đến đất đai liên quan đến người nước ngoài là việc làm rất phức tạp, trên thực tế tồn tại nhiều trường hợp tranh chấp thừa kế liên quan đến người nước ngoài, vụ việc kéo dài nhiều năm làm các bên tốn kém tài chính và thời gian, đặc biệt liên quan đến nhà ở đất đai

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |