Góp ý thêm một chút, hy vọng bạn có thêm thông tin:
NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN PHẢI LÀM
SAU KHI ĐƯỢC CẤP ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ CON DẤU.
-
Lữu giữ hồ sơ nội bộ Doanh nghiệp:
-
Theo Điều 11 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Doanh nghiệp phải lữu giữ những tài liệu sau:
-
Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
-
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm; giấy phép và giấy chứng nhận khác;
-
Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
-
Biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
-
Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán;
-
Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
-
Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
-
Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu nêu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
-
Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, HĐQT cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp:
-
Hội đồng thành viên phải họp ít nhất mỗi năm một lần và họp bất thường bất cứ lúc nào theo triệu tập của Chủ tịch HĐTV; ngay sau khi có đăng ky kinh doanh trong vòng 1 tháng Doanh nghiệp nên họp Hội đồng thành viên để bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên.
-
Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên ít nhất mỗi năm một lần và phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp nên họp Đại hội đồng cổ đông ngay sau khi có đăng ký kinh doanh để bầu thành viên Hội đồng quản trị.
-
Hội đồng quản trị họp ít nhất mỗi quý một lần, cuộc họp đầu tiên doanh nghiệp nên tổ chức họp trong thời hạn 1 tháng kể từ khi có đăng ký doanh nghiệp để bẩu chủ tịch HĐQT, ra các Nghị quyết phát triển kinh doanh và phân công chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên HĐQT.
-
Kê khai và thực hiện các thủ tục về thuế:
Khi có đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp phải đến Chi cục thuế nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính để thực hiện các công việc về kê khai và nộp thuế như:
-
Kê khai và nộp thuế môn bài:
Trong cùng tháng doanh nghiệp được thành lập phải tiến hành kê khai thuế môn bài (theo mẫu tờ khai thuế) và nộp thuế môn bài trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thành lập vào những ngày cuối tháng nên ộp thuế môn bài ngay trong tháng thành lập.
Mức thuế môn bài phải đóng như sau:
Bậc thuế
|
Vốn đăng ký
|
Mức thuế môn bài cả năm/triệu đồng
|
1
|
Trên 10 tỷ
|
3.000.000
|
2
|
Từ 5-10 tỷ
|
2.000.000
|
3
|
Từ 2- dưới 5 tỷ
|
1.500.000
|
4
|
Dưới 2 tỷ
|
1.000.000
|
Nếu doanh nghiệp thành lập từ tháng 6 đến tháng 12 thì trong năm đầu tiên chỉ phải nộp số tiền thuế = ½ số tiền thuế môn bài của cả năm.
-
Đăng ký sử dụng hóa đơn:
Doanh nghiệp có thể tự in hoá đơn , liên hệ Công ty in hóa để ký kết hợp đồng về việc in hóa đơn VAT, hoá đơn bán hàng, hoá đơn xuất khẩu, PXK kiêm vận chuyển nội bộ….
Doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế đề làm thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn VAT…..
-
Kê khai thuế giá trị gia tăng VAT hàng tháng:
Doanh nghiệp phải kê khai thuế Giá trị gia tăng và nộp cho cơ quan thuế.
-
Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính:
Doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và nộp cho cơ quan thuế.
-
Kê khai thuế thu nhập cá nhân:
Doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập cá nhân của cán bộ, nhân viên thuộc Doanh nghiệp và nộp cho cơ quan thuế.
-
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:
Hàng Quý (3 tháng một lần) doanh nghiệp phải kê khai và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế Giá trị gia tăng (VAT).
-
Báo cáo tài chính hàng năm:
Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp được lập và nộp chậm nhất cho cơ quan thuế vào ngày 31/03 của năm tiếp theo (không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính 31/12).
-
Nộp tiền thuế:
Khi có phát sinh thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế theo quy định.
-
Mở tài khoản tại Ngân hàng:
-
Sau khi doanh nghiệp được cấp Đăng ký doanh nghiệp và con dấu, doanh nghiệp liên hệ với tổ chức hoạt động ngân hàng để mở tài khoản cho doanh nghiệp.
-
Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
-
Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản;
-
Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp:
-
Quyết định thành lập;
-
Giấy phép hoạt động;
-
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
-
Hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
-
Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của người đăng ký làm chủ tài khoản kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
-
Trường hợp tổ chức mở tài khoản thanh toán thuộc đối tượng bắt buộc phải có chữ ký kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán trên chứng từ kế toán giao dịch với ngân hàng theo quy định của pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có:
-
Quyết định bổ nhiệm;
-
Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) của tổ chức mở tài khoản thanh toán
-
Xây dựng hệ thống văn bản quản trị doanh nghiệp:
-
Nội quy Công ty;
-
Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty;
-
Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị;
-
Quy chế khen thưởng kỷ luật;
-
Nội quy lao động lao động;
-
Biên bản, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Quyết định bổ nhiệm, Hợp đồng lao động…
-
Quản lý và sủ dụng con dấu doanh nghiệp:
Doanh nghiệp phải quản lý con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu, xây dựng quy chế quản lý con dấu, xác định thẩm quyền ký kết và đóng dấu doanh nghiệp.
-
Xây dựng thương hiệu:
-
Để tránh bị nhái, ăn cắp nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm, doanh nghiệp nên đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.
-
Doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và các văn bản bảo hộ sở hữu trí tuệ khác.
-
Tổ chức hoạt động kinh doanh:
-
Theo quy định của pháp luật sau khi nhận doanh nghiệp nhận được bản đăng ký doanh nghiệp và con dấu thì doanh nghiệp có thể chính thức đi vào hoạt động;
-
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì trước khi kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh doanh như: giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, phòng cháy chữa cháy, xác nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, xác nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh, giấy phép con …
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DOANH GIA
Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997
LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt
Email: luatsungothethem@gmail.com