Những cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em

Chủ đề   RSS   
  • #492807 29/05/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 110 lần


    Những cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em

    Những vụ việc liên quan đến bạo hành trẻ em gây nhiều bức xúc trong dư luận, nhiều trường hợp bị phát hiện và xử phạt, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vẫn đang tiếp diễn. Điều này cho thấy sự quản lý khá buông thả của Nhà nước, các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền trẻ em.

    Tuy nhiên, theo Luật trẻ em 2016Nghị định 56/2017/NĐ-CP, Việt Nam có 17 cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em. Cụ thể như sau:

    1. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp

    - Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định Mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo thẩm quyền để thực hiện quyền trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; phân bổ ngân sách hằng năm để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

    - Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội để xem xét, đánh giá những vấn đề liên quan đến trẻ em trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và việc lồng ghép các Mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện quyền trẻ em khi thẩm tra quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

    - Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành nghị quyết để thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    - Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên và định kỳ tiếp xúc với trẻ em hoặc đại diện trẻ em; tiếp nhận, chuyển và theo dõi, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức liên quan đến trẻ em.

    2. Chính phủ

    - Thống nhất quản lý nhà nước về trẻ em; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình về trẻ em; bảo đảm cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương trong việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em.

    - Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em theo thẩm quyền.

    3. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

    - Tòa án nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ em để tiến hành xét xử hành vi vi phạm quyền trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, ra quyết định tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.

    - Viện kiểm sát nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ em để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.

    4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    - Điều phối việc thực hiện quyền trẻ em; bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được Chính phủ giao hoặc ủy quyền.

    5. Bộ Tư pháp

    - Bảo đảm việc bảo vệ trẻ em trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.

    - Chủ trì, hướng dẫn việc đăng ký khai sinh, giải quyết các vấn đề về quốc tịch của trẻ em, xác định cha, mẹ cho trẻ em.

    - Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi.

    - Quản lý, hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý cho trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.

    6. Bộ Y tế

    - Bảo đảm trẻ em được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và công bằng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

    - Hướng dẫn thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật, trẻ em bị tai nạn thương tích và các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác.

    - Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục

    - Hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vệ sinh và phòng bệnh cho phụ nữ mang thai và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi.

    7. Bộ Giáo dục và Đào tạo

    - Bảo đảm việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác; xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi trẻ em và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ em; bảo đảm trẻ em được hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập và tạo Điều kiện học ở trình độ cao hơn.

    8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

    Bảo đảm trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

    9.  Bộ Thông tin và Truyền thông

    - Bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin trên các kênh thông tin, truyền thông; được bảo vệ hình ảnh, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân về thư tín, viễn thông và các hình thức trao đổi, lưu giữ thông tin cá nhân.

    10. Bộ Công an

    - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em và tội phạm liên quan đến trẻ em.

    - Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan phòng ngừa, ngăn chặn, quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật.

    11. Ủy ban nhân dân các cấp

    - Thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình Mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc Điểm, Điều kiện của địa phương.

    - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyền trẻ em; bố trí và vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em theo quy định của Luật này; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em ở địa phương

    12. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

    - Giám sát, phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, phân bổ nguồn lực đáp ứng quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật.

    - Tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức và toàn xã hội hỗ trợ, tham gia thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ em.

    - Thực hiện chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền trẻ em

    13. Các tổ chức xã hội

    - Vận động thành viên của tổ chức và xã hội hỗ trợ, tham gia xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm quyền của trẻ em.

    - Thực hiện chính sách, pháp luật, đáp ứng quyền của trẻ em theo tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức được pháp luật quy định; tiếp nhận, thu thập thông tin từ thành viên và xã hội để phản ánh, kiến nghị, tư vấn cho cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật.

    - Tổ chức việc cung cấp dịch vụ đáp ứng quyền của trẻ em theo sự ủy quyền, hỗ trợ của Chính phủ, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện theo quy định của pháp luật.

    14. Tổ chức kinh tế

    - Bảo đảm cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em, không gây tổn hại cho trẻ em và không vi phạm quyền của trẻ em theo quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

    - Đóng góp và vận động nguồn lực cho việc thực hiện quyền của trẻ em phù hợp với khả năng, Điều kiện, mức độ phát triển của tổ chức.

    15. Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em

    - Được thành lập bởi Thủ tướng Chính phủ để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, Điều hòa giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; phối hợp giữa các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện quyền của trẻ em.

    17. Quỹ Bảo trợ trẻ em

    - Vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết để thực hiện các Mục tiêu về trẻ em được Nhà nước ưu tiên.

    Trên thực tế, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Cho nên việc bảo vệ quyền trẻ em và đảm bảo môi trường sống và phát triển của trẻ là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Ai cũng có nghĩa vụ đấu tranh cho quyền lợi trẻ em, không thể phó thác cho các cơ quan Nhà nước

     
    40537 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    hoangthaohuong379 (24/06/2019) sovanhoavinhlong (31/05/2018) tieukhanh95 (31/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #492933   30/05/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Gần đây nhiều trường hợp bạo hành trẻ em xảy ra rất thường xuyên và có tính chất nghiêm trọng. Hầu như các cơ quan chỉ vào cuộc khi sự việc bị khui ra. Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ tuy nhiên nhiều người lại không ý thức được điều này.

     
    Báo quản trị |  
  • #492943   30/05/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Mong rằng 17 cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em kể trên có thể tìm ra được phương hướng giải quyết hiệu quả hơn nữa nạn bạo lực gia đình, học đường,....trong thời gian tới để các em có thể tập trung học tập và sống vui vẻ với đúng lứa tuổi của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #492988   30/05/2018

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 110 lần


    Nếu đọc kỹ thì đa số chỉ là "chủ trì", "ban hành chủ trương, chính sách", "chỉ đạo", "hướng dẫn",..."thực hiện", "trách nhiệm" thì quá ít. 

     
    Báo quản trị |  
  • #492995   31/05/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Thực tế 17 cơ quan trên đều có một phần trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền trẻ em nhưng đa số mình thấy mang tính "tượng trưng" là nhiều. Bởi lẽ, khi xảy ra các vụ bảo hành trẻ em trong trường mẫu giáo hay bên ngoài thì cơ quan vào cuộc đầu tiên đó có lẽ là báo chí, ủy ban nhân dân và nếu có dấu hiệu hình sự thì sẽ là công an, viện kiểm sát. Do đó, việc bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta còn chưa được quan tâm đúng mực để "những mầm non tương lai đất nước" phát triển một cách hoàn thiện và đầy đủ.

     
    Báo quản trị |  
  • #493027   31/05/2018

    Nếu nói đến bảo vệ quyền trẻ em thì không chỉ dừng lại ở 17 cơ quan trên. Mỗi người trong cộng đồng cũng nên chung tay bảo vệ trẻ em, đứng ra tố cáo những hành vi xâm phạm quyền trẻ em. Đôi khi một cơ quan, tổ chức nào đó đứng ra để bảo vệ chỉ khi có bằng chứng xác thực, đến lúc đó khó lòng đảm bảo quyền trẻ em chưa bị xâm phạm đến.

     
    Báo quản trị |  
  • #493061   31/05/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Ở Việt Nam có tới hơn 17 cơ quan tổ chức bảo vệ trẻ em nhưng thực thế là mỗi khi có một vụ xâm hại hay bạo hành trẻ em xảy ra thì thường là do báo chí và cộng đồng phát hiện, phản ánh. Thực sự còn một khoảng cách rất xa để những cơ quan này thực sự thực hiện đúng chức năng của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #498197   30/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Thực tế thì tất cả các cơ quan kể tên đều đóng góp phần không nhỏ trong công tác bảo vệ quyền lợi của trẻ em, tuy nhiên xét dưới góc độ thực tế thì không phải những người bảo hộ trẻ em đều biết được và hơn hết là mong tất cả các cơ quan đó thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #498324   31/07/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Phải là toàn dân bảo vệ trẻ em. Cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương dĩ nhiên cần có quyền và nghĩa vụ bảo vệ trẻ, đây là vấn đề ko thể thiếu của 1 đất nước nhưng nhà nước không thể kiểm soát hết bằng người dân, cá nhân sống xung quanh trẻ. Vậy nên nghĩa vụ này cần có ở cả từng gia đình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #521502   24/06/2019

    Những cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em

    Thiếu cơ quuan bảo vệ trẻ em sô 16?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangthaohuong379 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/06/2019)
  • #521512   24/06/2019

    Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp trẻ em bị bạo hành nghiêm trọng về mặt thể xác nhưng sự can thiệp của cơ quan chức năng rất chậm trễ. Chính vì vây, theo mình cơ quan chức năng cần theo sát và ra sức bảo vệ trẻ em hơn nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #541290   16/03/2020

    Hiện nay trẻ em ngày càng bị xâm hại nhiều và cũng như trở hành nạn nhân trong rất nhiều vụ án mà nhiều lúc không biết phải tìm đến cơ quan nào để bảo vệ trẻ. Bài viết của bạn rất bổ ích đã giúp thống kê được các cơ quan bảo về quyền cho trẻ em.

     
    Báo quản trị |  
  • #541296   16/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ.

    Bảo vệ trẻ em không chỉ là trách nhiệm của những cơ quan có thẩm quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta. Bởi lẽ trẻ em khi bị xâm phạm thân thể không thể tự mình lên tiếng bảo vệ bản thân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #541689   23/03/2020

    Cảm ơn bài viết này của Chị. Hiện nay vấn đề xâm phạm trẻ em ngày càng nhiều, do vậy cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành để bảo vệ được trẻ em. Vì trẻ em là những nhân tài của đất nước trong tương lai, do vậy cần phải bảo vệ và tạo ra môi trường sống thật lành mạnh để các em phát triển thật tốt. Tuy nhiên, các cơ quan cần có thêm những chính sách quyết liệt hơn và có tính răng đe hơn thì mới có thể giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm phạm. 

     
    Báo quản trị |  
  • #552143   19/07/2020

    Các cơ quan được qui định thì có rất nhiều nhưng thực tế thì đó không phải là các cơ quan chuyên trách, còn mang nặng mặt hình thức nhiều chứ nội dung thì chưa thấy quan điểm rõ ràng lắm. Đa số các trường hợp quyền trẻ em bị xâm phạm gần như là phải được tố giác, chỉ điểm của người dân chứ các cơ quan chưa thật sự quản lí được.

     
    Báo quản trị |  
  • #552244   19/07/2020

    được xem là căn bản cho mọi tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền trẻ em hiện nay. Có nhiều hiệp ước và luật pháp đề cập tới quyền trẻ em trên khắp thế giới. Một số lượng tài liệu hiện tại và lịch sử ảnh hưởng tới những quyền này, gồm 

    Tuyên bố về Quyền Trẻ em năm 1923, được Eglantyne Jebb và chị/em của bà là Dorothy Buxton phác thảo tại London, Anh năm 1919, được Hội quốc liên tán thành và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1946. Sau này nó trở thành nền tảng cho Hiệp ước về Quyền Trẻ em.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #568181   26/02/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1190)
    Số điểm: 8635
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 95 lần


    Có thể nói bạo hành trẻ em gây nhiều bức xúc trong dư luận, nhiều trường hợp bị phát hiện và xử phạt, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vẫn đang tiếp diễn. và pháp luật đã đưa ra những nơi cơ quan như bạn đã đề cập để bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, phải nói đến gia đình, những nơi nuôi dạy con cái và chăm sóc trẻ em là cơ quan quan trọng hang đầu trong việc bảo vệ trẻ em về sức khỏe, tránh rủi ro xảy ra.

     

     
    Báo quản trị |