Những bất cập liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #489507 13/04/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Những bất cập liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất

    Là nguồn tài nguyên được đánh giá phát triển mạnh, đất đai hiện đang là lĩnh vực thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nói theo phạm vi hẹp hơn là từng hộ gia đình, từng cá thể. Là một vấn đề nhạy cảm, những cơ chế quản lý đất đai cũng không thể tránh được những bất cập phát sinh, trong đó có thừa kế về quyền sử dụng đất là một ví dụ.

    Dưới đây là một số các điểm hạn chế về vấn đề nói trên

    - Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì điều kiện thừa kế đất đai Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Điều 101 LĐĐ 2013, Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp hoặc ,…đã được sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai,… thì vẫn đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận. Mặc dù, có quy định thông thoáng để bảo vệ quyền lợi của những NSDĐ chưa có giấy chứng nhận, nhưng trên thực tế việc để thừa kế loại đất này phải trải qua các thủ tục hành chính tương đối phức tạp, phụ thuộc nhiều vào ý chí của các cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    - Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền dành một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất để dùng vào việc thờ cúng. Pháp luật hiện hành không giới hạn phần di sản dùng vào việc thờ cúng là bao nhiêu vì thế có thể hiểu “một phần” là một ít hoặc toàn bộ di sản. Điều này khiến nảy sinh nhiều tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng, đặc biệt khi có liên quan đến quyền sử dụng đất. Vì vậy pháp luật nên có quy định cụ thể “một phần” di sản thờ cúng là bao nhiêu.

    - Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo quy định Điều 620 BLDS 2015, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác vậy tài sản đó sẽ được xử lý như thế nào? Cần có những quy định cụ thể

    - Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vào sổ đỏ. Hệ lụy liên quan đến thủ tục hành chính bởi việc xác định các thành viên trong hộ gia đình sẽ dựa ít nhiều vào sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm cấp sổ đỏ bởi hộ khẩu luôn có sự biến động bởi các hoạt động nhập, tách... hoặc khi có thành viên trong hộ gia đình kết hôn, chế độ tài sản của thành viên ít nhiều liên quan đến phần tài sản của họ trong khối tài sản chung với hộ gia đình. Mỗi khi có biến động, thay đổi về sổ đỏ của hộ gia đình đều kéo theo những phức tạp liên quan đến thủ tục hành chính và những hạn chế quyền của cha, mẹ,…

    Bạn đọc có phát hiện thêm những điều gì thú vị nữa không, cùng chia sẻ nhé!

     
    7264 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận