Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Do đó việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm.
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một phương thức giúp người lao động nâng cao kỹ năng, kiến thức hiểu biết, kiến thức về đảm bảo an toàn trong lao động với mục đích giảm thiểu tối những rủi ro trong quá trình làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho bản thân người lao động và doanh nghiệp.
- Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
- Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó mỗi nhóm đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ có thời gian và nội dung huấn luyện khác nhau, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng nhóm.
Tuy nhiên tất cả nội dung huấn luyện của các nhóm đối tượng này đều hướng đến mục đích mang lại hiệu quả sản xuất cho người lao động và doanh nghiệp. Bản thân người lao động được cập nhật, trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về an toàn, vệ sinh lao động; có khả năng nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn để phòng tránh;... Về phía người sử dụng lao động cung sẽ có những phương án sử dụng lao động hợp lý, xây dựng các biện pháp phòng ngừa tai nạn, giảm thiểu tối đa rủi ro; tăng năng suất lao động; tuân thủ đúng quy định pháp luật về lao động; nâng cao khả năng cạnh tranh với các daonh nghiệp khác.