Trong quá trình làm tố tụng vụ án hình sự, mình đã gặp một trường hợp bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng tình tiết tăng nặng có tính chất côn đồ được quy định cụ thể tại Điểm n, Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015. Nội dung vụ án tóm tắt như sau: "Anh A và chị B là vợ chồng, làm việc tại 1 khu công nghiệp ở Bình Dương và ở chung ký túc xá công ty. Ngay cạnh phòng của vợ chồng AB là vợ chồng anh D và chị E, chị E hiện đang mang thai còn anh D được biết là người yêu cũ của chị B. Anh A đi làm ca đêm còn chị B và anh D đi làm ca ngày, chị E hiện có bầu nên ở nhà không đi làm. Vào một ngày, chị E hẹn anh a ra và nói với A là E nhiều lần bắt gặp B và D quan hệ với nhau ngay tại nhà A, khiến A vô cùng tức giận.
A lập tức gọi B, D và E đến đối chất. B không thừa nhận còn D thì im lặng. Do đó, A đuổi vợ chồng D và E về, và đóng cửa, đẩy B xuống giường và dùng dao thái lan đâm B nhiều nhát ở ngực, bụng. B chết trên đường đi cấp cứu.
Sau đó, A ra đầu thú. Tại phiên Tòa sơ thẩm, A bị xử tù chung thân về tội giết người và có tình tiết tăng nặng là "có tính chất coon đồ". Tại phiên phúc thẩm, hình phạt của A được giảm xuống còn 20 năm.
Như vậy, có thể thấy chưa có 1 văn bản nào hiện hành quy định cụ thể về "tính chất côn đồ", việc áp dụng này dựa vào quyết định của hội đồng xét xử.Tuy nhiên, khi áp dụng tình tiết này, cơ quan tố tụng thường căn cứ vào nhân thân người phạm tội, vào tính chất của hành vi phạm tội và vào cả nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội. Tuy cho cùng, mọi quyết định cuối cùng đều dựa vào phán quyết chủ quan của Hội đồng xét xử. Tuy nhiên có thể thấy, "tình tiết có tính chất côn đồ" cần có 1 văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết để dễ áp dụng đối với tình tiết này.