Nhờ luật sư tư vấn giành quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #535523 24/12/2019

    hs-hn

    Sơ sinh

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2019
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Nhờ luật sư tư vấn giành quyền nuôi con

    Cho em hỏi là bây giờ em ly hôn chồng em và muốn giành quyền nuôi con,con em được gần 10 tháng nhưng em vẫn ở nhà trông con nên không có công việc thì có được nuôi con không ạ

     
    2887 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hs-hn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535546   25/12/2019

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    Về cơ bản, còn dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi dưỡng. Trừ trường hợp, người mẹ vi phạm nghĩa vụ của một người mẹ (bỏ con cái không nuôi dưỡng, đánh đập, hành hạ, không có thu nhập để đảm bảo việc nuôi con...)

    Trường hợp của bạn, nếu muốn giành quyền nuôi con thì phải chứng minh được thu nhập ổn định, đảm bảo được việc nuôi dạy con cái thì cơ hội giành được quyền nuôi con sẽ cao hơn.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #535551   25/12/2019

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1121 lần


    Khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân - Gia đình qui định " Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con." và điểm b khoản 2 điều 84 Luật Hôn nhân - Gia đình qui định "b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con." thì phải thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Nói tóm lại, Luật qui định người trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải đủ điểu kiện trực tiếp trông nom, trực tiếp chăm sóc, trực tiếp nuôi dưỡng, trực tiếp giáo dục con. Tuy nhiên, pháp luật lại không hướng dẫn thế nào là "trực tiếp", do đó chúng ta phải hiểu "trực tiếp" theo cách hiểu thông thường là "chính tay mình làm", từ đó lại phát sinh nhiều vấn đề, ví dụ con dưới 36 tháng tuổi giao cho Mẹ trực tiếp nuôi nhưng Mẹ phải đi làm Công nhân nên gởi con ở nhà trẻ từ 7 giờ cho tới 17 giờ, tức trong khoảng thời gian đó của 1 ngày, người mẹ không ở bên con mà hoàn toàn phó thác cho các cô bảo mẫu thì có bị xem là không "trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi  dưỡng, giáo dục con" hay không ? Nếu vì vậy mà áp dụng điểm b khoản 2 điều 84 Luật HNGĐ để thay đổi người trực tiếp nuôi con thì liệu có người Cha, người Mẹ hoặc người giám hộ nào có thể trực tiếp trông nom, chăm sóc.... cho đứa bé 24/24 để thay đổi ?

    Phân tích như vậy để chứng minh rằng những qui định nêu trên là rất "xa rời" thực tiễn, bởi chỉ những ai có "của ăn, của để" như núi, đảm bảo suốt ngày không phải làm gì kiếm tiền sinh sống, chỉ ở nhà trực tiếp trông nom, chăm sóc... con cho tới khi nó trưởng thành thì mới đáp ứng được tương đối cho qui định này. Lại có quan điểm cho rằng cứ có thu nhập nhiều hơn, ổn định hơn thì mặc nhiên là có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt hơn, quan điểm này trong nhiều trường hợp là sai, bởi một người cha tỷ phú vẫn không thể nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi tốt hơn người mẹ chỉ có thu nhập 7 triệu/tháng vì người Cha không thể nào có sữa Mẹ mà sữa Mẹ là thứ dinh dưỡng tuyệt hảo do tạo hóa ban tặng cho nhũ nhi để nó được phát triển tốt nhất.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/12/2019)
  • #535732   27/12/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
     
    Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
     
    Như vậy: việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ do cha mẹ tự thỏa thuận với nhau trên tinh thần vì lợi ích của con. Trường hợp cha mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Người không nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #550520   29/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Trong trường hợp con dưới 36 sáng tuổi thi sẽ giao cho mẹ nuôi, tuy nhiên nếu người mẹ không đủ đẻ nuôi đứa trẻ thì dù con dưới 36 tháng tuổi người mẹ cũng có thể không dành được quyền nuôi đứa trẻ. Trong trường hợp của bạn nếu bạn chứng minh được điều kiện của mình là đủ khả năng nuôi đứa trẻ thì bạn sẽ dành được quyền nuôi con.

     
    Báo quản trị |