NHỜ LUẬT SƯ

Chủ đề   RSS   
  • #45496 20/03/2010

    nguyenvubao1

    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 899
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    NHỜ LUẬT SƯ

    Em tôi 17 tuổi 3 tháng bi liên quan đến vụ án hình sự,xin luật sư cho hỏi lời khai của em tôi trước cơ quan điều tra có cần phải có mặt người thân của em tôi,hay chỉ một mình em tôi là đủ?(vụ án có một số tình tiết bất lợi cho em tôi).
    luật sư tư vấn dùm:giữa không tố giác tôị phạm và che dấu tội phạm khác nhau như thế nào?bộ luật hình sự có quy định về việc không tố giác hoặc che dấu đối với tội cố ý gây thương tích không?

    Ai cũng muốn chân lý đứng về phía mình, không ai chịu đứng về phía chân lý@@@./.

     
    6883 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #53612   16/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!
    Bạn không nói rõ em bạn "bị liên quan đến vụ án hình sự" là liên quan như thế nào. Nhưng tôi đoán em ban là bị can trong vụ án và xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1/ Theo quy định tại khoản 2 điều 306 BLTTHS thì việc lấy lời khai, hỏi cung của người bị tạm giữ, bị can từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mới bắt buộc phải có mặt đại diện của gia đình. Còn trường hợp của em bạn (17t3th) thì cơ quan điều tra chỉ mời dại diện gia đình khi xét thấy cần thiết. Pháp luật không quy định cụ thể thế nào là "cần thiết" nên nó hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của Điều tra viên. Tuy nhiên, do em bạn là người chưa thành niên nên nếu gia đình bạn không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra phải yêu cầu Đoàn Luật sư cử Luật sư bào chữa cho em bạn. Luật sư bào chữa có quyền (chứ không phải là nghĩa vụ) có mặt khi lấy lời khai, hỏi cung và nếu được Điều tra viên đồng ý thì Luật sư được quyền đặt câu hỏi với em bạn.
    2/ Sự khác nhau giữa "không tố giác tội phạm" và "che dấu tội phạm":
    - Không tố giác tội phạm (KTGTP) là hành vi (không hành động) của một người biết rõ người khác đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã thực hiện hành vi phạm tộikhông trình báo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hoặc kịp thời điều tra phát hiện tội phạm, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý người phạm tội. Bản thân người không tố giác phải nhận thức được hành vi của người khác đó là hành vi cấu thành tội phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
    Nếu người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh chị em ruột của người phạm tội thì chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng.
    - Che giấu tội phạm (CGTP) là hành vi (bằng hành động) của một người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội; xoá bỏ, tiêu huỷ, cất giấu các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
    CGTP không loại trừ các đối tượng là ông, bà... như KTGTP.
    Nhìn vào những chỗ in đậm, nghiêng bạn có thể thấy được sự khác nhau.
    3/ Điều 313, 314BLHS không quy định về việc KTGTP và CGTP đối với tội "Cố ý gây thương tích". Nghĩa là người có hành vi KTGTP hoặc CGTP "Cố ý gây thương tích" thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
    Trân trọng!


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |