Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương?

Chủ đề   RSS   
  • #612879 17/06/2024

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương?

    Ngày 12 tháng 6 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2024 về Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

    Theo đó, Thường trực Hội đồng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

    Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

    Theo Điều 90 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

    Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, biểu quyết theo đa số; các ý kiến khác nhau của các Ủy viên Hội đồng về việc đề xuất các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng đều được báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng để xem xét, quyết định.

    • Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng
    • Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên thường trực Hội đồng.
    •  Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Hội đồng.

    .Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng

    Theo Điều 6 Quyết định 500/QĐ-TTg quy định Thường trực Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    - Lập kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng.

    - Thông qua dự thảo chương trình, nội dung công tác trình Hội đồng thảo luận tại các kỳ họp, thông báo kết luận các kỳ họp của Hội đồng.

    - Xử lý những vấn đề phát sinh đột xuất cần có ý kiến của tập thể do không thể chờ đến kỳ họp của Hội đồng hoặc không tổ chức họp Hội đồng đột xuất, sau đó báo cáo lại với Hội đồng trong phiên họp Hội đồng gần nhất.

    - Thông qua dự thảo văn bản để triển khai các chủ trương công tác và các kết luận của Chủ tịch Hội đồng.

    - Xem xét, cho ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho cá nhân; xem xét, cho ý kiến về việc tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” cho các tập thể được quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật Thi đua, khen thưởng.

    Thành viên Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp của Thường trực Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt không tham gia họp được thì báo cáo với Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng.

    Một số hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đông

    Phiên họp của Hội đồng, Thường trực Hội đồng

    Theo Điều 10 Quyết định 500/QĐ-TTg quy định Hội đồng họp định kỳ 06 tháng một lần để đánh giá công tác của Hội đồng, tổng hợp tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng của cả nước; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng tiếp theo và cho ý kiến giải quyết những vấn đề cần thiết khác. Hội đồng có thể họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.

    Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự. Đối với phiên họp có nội dung về xem xét, đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng phải có ít nhất 90% tổng số Ủy viên Hội đồng tham dự.

    Chủ tịch Hội đồng chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chủ trì phiên họp.

    Thường trực Hội đồng họp thường kỳ 03 tháng một lần để đánh giá công tác của Hội đồng, của Thường trực Hội đồng. Thường trực Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Thường trực Hội đồng tham dự. Phó Chủ tịch thứ nhất và Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thường xuyên xem xét, kiểm tra tiến độ việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng.

    Công tác chỉ đạo, phối hợp, theo dõi của Hội đồng

    Theo Điều 13 Quyết định 500/QĐ-TTg Hội đồng chỉ đạo, phối hợp triển khai, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tại các bộ, ban, ngành, tỉnh; tổ chức triển khai các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động.

    Thường trực Hội đồng chủ động phối hợp với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng.

    Hội đồng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và các phong trào thi đua ở các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các địa phương.

    Công tác kiểm tra của Hội đồng

    Theo Điều 14 Quyết định 500/QĐ-TTg quy định định kỳ hằng năm, Hội đồng ban hành kế hoạch kiểm tra thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các bộ, ban, ngành, tỉnh để đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn để kịp thời chỉ đạo khắc phục và đề ra các giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Nội dung kiểm tra bao gồm: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ban, ngành, tỉnh trong việc triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; việc tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; kết quả đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; triển khai tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng.

    Trên đây là một số nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và một số hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đông theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2024 có hiệu lực từ ngày 12/06/2024.

     

     
    227 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận