Nhiệm vụ Bộ Tài chính đối với tài chính doanh nghiệp, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #601949 20/04/2023

    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Nhiệm vụ Bộ Tài chính đối với tài chính doanh nghiệp, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính đối với tài chính doanh nghiệp, tài chính kinh tế tập thể và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo Nghị định 14/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 20/4/2023 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

    Vị trí và chức năng của Bộ tài chính:

    Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

    Về tài chính doanh nghiệp, kinh tế tập thể và quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính đối với tài chính doanh nghiệp, tài chính kinh tế tập thể, hợp tác xã và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Khoản 10 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP:

    - Xây dựng, trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cơ chế giám sát về tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước; cơ chế, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; cơ chế quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã từ ngân sách nhà nước và các nguồn quỹ khác của Nhà nước;

    - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước về tài chính doanh nghiệp;

    - Chủ trì hoặc tham gia thẩm định việc đầu tư vốn, hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào các doanh nghiệp và theo dõi, giám sát việc thực hiện đầu tư của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giải quyết chính sách khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;

    - Tổ chức thực hiện giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;

    - Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu lập và thực hiện kế hoạch giám sát các doanh nghiệp; giám sát theo chuyên đề hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị, đề xuất giải pháp với cơ quan đại diện chủ sở hữu về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

    - Theo dõi, giám sát tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản và phân tích, cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

    - Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

    - Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch điều hòa nguồn vốn, quỹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; xử lý theo thẩm quyền những vấn đề về vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo phân cấp của Chính phủ;

    - Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sản phẩm công ích được giao; về hoạt động đầu tư, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc; tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn trong phạm vi toàn quốc; xem xét cụ thể báo cáo tài chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;

    - Tổng hợp, kiến nghị, đề xuất giải pháp về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và báo cáo Chính phủ.

    Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/05/2023 và thay thế Nghị định 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017

     
    185 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận