Nhập khẩu hàng hóa trả chậm thì có phải là khoản vay nước ngoài không?

Chủ đề   RSS   
  • #602962 01/06/2023

    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (491)
    Số điểm: 4774
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 80 lần


    Nhập khẩu hàng hóa trả chậm thì có phải là khoản vay nước ngoài không?

    Hoạt động nhập khẩu hàng hóa là hoạt động vô cùng phổ biến hiện hành. Trong đó, có rất nhiều trường hợp thỏa thuận kéo dài thời hạn thanh toán. Theo quy định hiện hành thì những trường hợp nhập khẩu như trên có thể được xem là khoản vay nước ngoài.

    Khoản vay nước ngoài là gì?
     
    Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN thì khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
     
    Nhập khẩu hàng hóa trả chậm thì có phải là khoản vay nước ngoài không?
     
    Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-NHNN khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó:
     
    - Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:
     
    + Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.
     
    + Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.
     
    - Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:
     
    + Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng.
     
    + Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán.
     
    Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.
     
    Khoản vay nước ngoài theo hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm có phải đăng ký khoản vay không?
     
    Theo quy định, đối với khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. 
     
    Mặc dù không phải đăng ký khoản vay nước ngoài nhưng bản chất đây vẫn là khoản vay nước ngoài được thực hiện dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm. Do đó, doanh nghiệp có phát sinh khoản vay nước ngoài theo hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm vẫn phải thực hiện báo cáo tình hình khoản vay với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN, cụ thể việc báo cáo thực hiện như sau:
     
    - Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn.
     
    - Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
     
    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của bên đi vay trên Trang điện tử, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử (hoặc nhập thông tin từ báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu.
     
    Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, bên đi vay sẽ được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định. Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu.
     
    - Trường hợp phát hiện báo cáo có sai sót thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai sót trong các báo cáo vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm báo cáo trực tuyến tại Trang điện tử (hoặc báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) tình hình thực hiện khoản vay ngắn, trung, dài hạn với số liệu sai sót đã được khắc phục; đồng thời, thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng thư điện tử để Ngân hàng nhà nước chi nhánh thực hiện kiểm duyệt theo quy định tại Thông tư này. 
     
     
     
    6799 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhdat.nguyen1404 vì bài viết hữu ích
    BanphapcheSLCC (17/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận