Nhập hộ khẩu vào nhà người khác: Trường hợp nào được và không được?

Chủ đề   RSS   
  • #563660 28/11/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Nhập hộ khẩu vào nhà người khác: Trường hợp nào được và không được?

    Nhập hộ khẩu với người thân

    Nhập hộ khẩu với người thân

    Nhiều người dân vẫn lầm tưởng chỉ cần được sự cho phép từ chủ nhà là có thể nhập hộ khẩu vào chung với nhau, điều này liệu có chính xác?

    Sổ hộ khẩu được cấp và ghi tên những người đăng ký thường trú tại cùng một địa điểm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, tức phải đăng ký thường trú thì mới có tên trong sổ hộ khẩu.

    Khi đăng ký thường trú, có sự khác biệt giữa đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố không trực thuộc trung ương và tại  thành phố  trực thuộc trung ương, cụ thể

    Trường hợp đăng ký nhập hộ khẩu chung với người khác ở tỉnh, thành phố không trực thuộc trung ương

    Theo Điều 19 Luật cư trú 2006:

    "Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản."

    Như vậy trong trường hợp này, để được đăng ký thường trú chung chỗ ở hợp pháp với cá nhân thì cần chứng minh đó là chỗ ở hợp pháp và được sự đồng ý bằng văn bản của người cho nhập hộ khẩu.

    Trường hợp nhập hộ khẩu chung với người thân ở thành phố trực thuộc trung ương:

    Theo Điều 20 Luật cư trú 2006 (sửa đổi 2013) khi nhập hộ khẩu với người khác ở thành phố trực thuộc trung ương, sẽ có  2 trường hợp xảy ra:

    - Đăng ký thường trú thông thường:

    Lúc này để được ghi tên vào hộ khẩu của chủ nhà, người đăng ký cần: Có chỗ ở hợp pháp, và cư trú ở thành phố từ 1 năm trở lên (nếu đăng ký thường trú vào huyện, thị xã ở thành phố đó) hoặc ở thành phố từ 2 năm trở lên (nếu đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố đó)

    - Nhập hộ khẩu với người thân, gồm các trường hợp:

    + Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

    + Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

    + Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    + Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    + Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

    + Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

    Trong những trường hợp này, người muốn chuyển tới nhập hộ khẩu với người thân thì không cần chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải chứng minh được quan hệ thân thích của mình. (Khoản 1 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA)

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 28/11/2020 05:43:43 CH
     
    3733 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #563860   29/11/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề nhập hộ khẩu vào nhà người khác trường hợp nào được và không được, theo quan điểm cá nhân của mình thì chủ yếu về cơ bản phải được sự đồng ý từ chủ nhà còn nếu là người thân theo quy định mà bạn đưa ra sẽ hạn chế loại giấy tờ cần phải cung cấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #563877   30/11/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Căn cứ quy định hiện hành thì thủ tục chuyển khẩu như sau:

    Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu:

    - Nếu cư trú tại các tỉnh thì Công an cấp xã có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu.
     
    - Nếu cư trú tại các Tp trực thuộc trung ương thì Công an cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy chuyển khẩu.
     
    Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu
     
    - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
     
    - Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
     
    Thời gian thực hiện cấp giấy chuyển khẩu:
     
    Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
     
    2. Điều kiện:
     
    - Có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó.
     
    - Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình.
     
    3. Hồ sơ:
     
    - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
     
    - Giấy chuyển hộ khẩu;
     
    - Giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng;
     
    - Sổ hộ khẩu gia đình chồng.
     
    4. Phương thức nộp: Trực tiếp.
     
    5. Cơ quan giải quyết:
     
    Công an nhân dân cấp xã nếu người chồng thường trú tại tỉnh.
     
    Công an nhân dân cấp huyện nếu người chồng thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.
     
    6. Thời hạn giải quyết:
     
    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành việc nhập khẩu cho vợ bạn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
     
    7. Lệ phí: Nộp lệ phí theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố đó.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |