Nhân viên Phòng kế Toán có thể ứng cử thành viên Ban kiểm soát công ty nhà nước không?

Chủ đề   RSS   
  • #609829 22/03/2024

    Nhân viên Phòng kế Toán có thể ứng cử thành viên Ban kiểm soát công ty nhà nước không?

    Tiêu chuẩn, điều kiện trở thành thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần là doanh nghiệp nhà nước là gì? Nhân viên Phòng kế Toán có thể ứng cử thành viên Ban kiểm soát công ty này không?

    Bài viết sau cung cấp một số quy định về vấn đề trên.

     

    Tiêu chuẩn, điều kiện trở thành thành viên Ban kiểm soát công ty nhà nước là gì?

     

    Kiểm soát viên công ty cổ phần có điều kiện tại Điều 169 Luật doanh nghiệp 2020

     

    Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên

     

    - Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

     

    + Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

     

    + Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

     

    + Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;

     

    + Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

     

    + Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

     

    - Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty."

     

    Tiêu chuẩn ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 103 Luật doanh nghiệp 2020

     

    Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

     

    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;

     

    - Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;

     

    - Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;

     

    - Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty."

     

    Như vậy, nhân viên trong phòng kế toán mà không phải Kế toán trưởng, đủ tiêu chuẩn điều kiện khác như trên thì được là kiểm soát viên.

     

    Nhiệm vụ của Ban kiểm soát công ty nhà nước là gì?

     

    Căn cứ Điều 104 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của Ban kiểm soát trong Doanh nghiệp nhà nước, cụ thể:

    - Ban kiểm soát có nghĩa vụ sau đây:

    + Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh;

    + Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty;

    + Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;

    + Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;

    + Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;

    + Giám sát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan;

    + Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty;

    + Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;

    + Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.

    - Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả.

    - Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Như vậy, nhiệm vụ của kiểm soát viên được quy định như trên.

     
    33 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận