Nhân thân người phạm tội

Chủ đề   RSS   
  • #508822 29/11/2018

    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Nhân thân người phạm tội

    1. KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
    Nhân thân người  phạm tội là hệ thống các  đặc điểm dấu hiệu của người phạm tội, những đặc điểm này phản ánh bản chất của người phạm tội, có vai trò tác động với những tình huống, hoàn cảnh khách quan dẫn đến việc thực hiện tp.
     
    2. SO SÁNH KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ, TỘI PHẠM HỌC VÀ KHOA HỌC LUẬT TTHS

    KHOA HỌC LHS

    TỘI PHẠM HỌC

    KHOA HỌC LUẬT TTHS

    •          Xem xét khả năng 1 người có khả năng trở thành chủ thể của TP.

    •          Quyết định hình phạt của 1 người.

    •          Phạm vi: độ tuổi chịu TNHS, năng lực TNHS, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ liên quan đến nhân thân người PT.

     

    •          Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

    •          Dự báo và phòng ngừa tội phạm

    •          Phạm vi: đặc điểm NTNPT ở các khía cạnh sh-tl-xh,và có tính PLHS. => mức độ rộng hơn, sâu hơn

     

    •          Đảm bảo sự đúng đắn của quy trình tố tụng (áp dụng biện pháp ngăn chặn,giai đoạn chứng minh, xét xử, thi hành án)

    •          Phạm vi: đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo

     

     
    3. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
    2.1 Quan điểm đề cao vai trò các đặc điểm sinh học:
    - Đặc điểm sinh học của người phạm tội giữ vai trò quyết định - phủ nhận vai trò của các đặc điểm XH thuộc về người phạm tội.
    - Trường phái nhân chủng học tội phạm và quan điểm của một số nhà tội phạm học lí giải hành vi phạm tội bằng di truyền.
    - Quan điểm đề cao đặc điểm sinh học bị lợi dụng để biện minh cho những thủ đọan chính trị xấu xa độc ác.
    - Đặc điểm
    - Không thể giải thích được đầy đủ và khoa học về nguyên nhân làm phát sinh tội phạm trong XH. 
    - Loại bỏ hoàn toàn sự tự do về ý chí của con người khi lựa chọn hành vi, xử sự; vấn đề lỗi => hình phạt để trừng trị
    - Phủ nhận mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có nhà nước, phủ nhận vai trò của xã hội đối với hành vi phạm tội.
    => Từ bỏ phòng ngừa tội phạm
    2.2 Quan điểm đề cao vai trò các đặc điểm xã hội:
    Quan điểm này cho rằng các đặc điểm xã hội của người phạm tội quyết định việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên quan điểm này không loại bỏ hoàn toàn vai trò của các đặc điểm sinh học của người phạm tội trong cơ chế hành vi phạm tội.
    - Đặc đểm
    Lí giải được nguyên nhân và điều kiện.
    Có yếu tố lỗi=>  truy cứu trách nhiệm hình sự, hình phạt, phòng ngừa tội phạm
    Chia sẻ trách nhiệm với xã hội
     
     
    10113 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508824   29/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Các đặc điểm sinh học của người phạm tội
    1 Giới tính:
    Tỷ lệ phạm tội của nam giới và nữ giới. 
    Phương thức và thủ đoạn thực hiện tội phạm.
    Khác nhau về nhóm tội, loại tội.
    Nguyên nhân(sh-xh-tl). 
    2 Lứa tuổi
    Chưa thành niên “?”
    Xâm phạm sở hữu?
    Tội phạm về ma túy?
    Xâm phạm trật tự công cộng?
    30 đến 45 tuổi
    Tội phạm về kinh tế, chức vụ, xâm phạm an ninh quốc gia.
    Tội phạm XPATTTXH (ít hơn)
    18 đến 30 tuổi
    Thực hiện phần lớn các tội có sử dụng bạo lực (trộm cắp, cướp giật, giết người, hiếp dâm).
    45 tuổi trở lên
    Tội phạm về kinh tế, chức vụ, xâm phạm an ninh quốc gia.
    Rất ít phạm tội XPTTATXH
    Ý nghĩa:
    Yếu tố sinh học không phải nguyên nhân mà là điều kiện thuận lợi cho tội phạm phát sinh.
    Là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #508825   29/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Đặc điểm về nhận thức, tâm lí của người phạm tội
    - Trình độ học vấn
    - Hình thành qua quá trình tự học hay được học trong nhà trường.
    - Đặc điểm về trình độ học vấn của NPT:
    - Những người có học vấn thấp thường chiếm tỉ trọng cao hơn trong cơ cấu của tình hình tội phạm.
    - Loại TP được phân bổ ở những trình độ học vấn khác nhau cũng có sự khác nhau.
    - Nhu cầu 
    Là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được đáp ứng trong những điều kiện nhất định để tổn tại và phát triển.(bậc thấp-bậc cao)
    Cơ chế hình thành và vai trò trong cơ chế tâm lí XH của hành vi PT:
                    Thiếu thốn => phải thỏa mãn
    Phát sing động cơ.
    Nhu cầu của người phạm tội
    Có sự hạn hẹp, mất cân đối trong hệ thống nhu cầu.
    Lệch chuẩn: vượt quá khả năng,Tồn tại những nhu cầu biến dạng đi ngược lại những chuẩn mực của đạo đức và pháp luật.
    Biện pháp thỏa mãn các nhu cầu của người phạm tội thường vô đạo đức và vi phạm pháp luật.(0 thể dùng biện pháp thông thường để thỏa mãn nên phải dùng biện pháp không phù hợp đạo đức và PL)
    - Hứng thú
    Hứng thú là sự rung động tâm lí được bộc lộ qua thái độ đặc biệt của cá nhân đối với chính bản thân hoặc đối tượng nào đó, nó vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động của bản thân.
    Cơ chế hình thành và vai trò trong cơ chế tâm lí XH của hành vi PT.=> động cơ
    Hứng thú người phạm tội
    o Hứng thú thấp kém, thiên về những khoái cảm vật chất, hưởng thụ.
    o Người phạm tội thường bị lôi cuốn, bị hấp dẫn bởi những suy nghĩ và hành vi lệch chuẩn đi ngược lại với chuẩn mực của đời sống xã hội 
    - Định hướng giá trị
    Cơ chế hình thành và vai trò trong cơ chế tâm lí XH của hành vi PT: tích lũy ở cá nhân trong quá trình sống dưới sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh=> động cơ
    Càng được củng cố theo thời gian.
    - Ý thức đạo đức
    Là một dạng của ý thức xã hội,ý thức đạo đức là quan niệm về : tốt - xấu, khen - chê, tốt bụng - độc ác, chính - tà, cao thượng - thấp hèn.
    Ý thức đạo đức của người phạm tội
    - Có sự hạn chế trong việc tiếp cận với những giá trị đạo đức
    - Có những quan niệm, đánh giá riêng biệt về nội dung của những giá trị đạo đức, quan niệm của họ về điều thiện - ác, tốt - xấu, chính - tà có sự sai lệch so với những chuẩn mực chung của xã hội, của giai cấp.
    - Ý thức pháp luật
    - ý thức pháp luật được xem như một thể thống nhất gồm sự hiểu biết về pháp luật và thái độ đối với pháp luật của cá nhân.
    - Ý thức PL
    hiểu biết về pháp luật rất hạn chế
    không tôn trọng, không nhất trí với các giá trị pháp luật
    Ý nghĩa đặc điểm tâm lí của người phạm tội
    Nghiên cứu đặc điểm này giúp chúng ta nhận thức được một phần nguyên nhân của tội phạm cụ thể, đặc điểm tâm lí tiêu cực của người phạm tội tác động với các hoàn cảnh, tình huống khách quan có khả năng làm nảy sinh động cơ của hành vi phạm tội. Ngoài ra còn tác động đến việc kế hoạch hoá và thực hiện TP.
    Phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm
     
    Báo quản trị |  
  • #508826   29/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Các đặc điểm xã hội của người phạm tội

    -          Hoàn cảnh gia đình

    -          TPH tập trung làm rõ vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách và trong quá trình thực hiện TP .

    -          Những người có gia đình thường ít phạm tội hơn những người không có gia đình

    Ý nghĩa :

    •       Nhận thức được nguyên nhân của việc hình thành những đặc điểm tâm lí tiêu cực của người phạm tội, mà từ đó tác động với các hoàn cảnh, tình huống khách quan có khả năng làm nảy sinh động cơ của hành vi phạm tội.

    •       Kiến nghị những biện pháp phòng ngừa sớm tội phạm từ góc độ gia đình thông qua những biện pháp giáo dục và kiểm soát của gia đình đối với cá nhân.

    -           Nghề nghiệp

    •  Người phạm tội không có việc làm.

    •  Trong số những người có nghề nghiệp thì người phạm tội phần lớn rơi vào nhóm lao động chân tay, lao động giản đơn.

    •  Loại tội phạm phổ biến thường xảy ra ở mỗi ngành nghề cũng có sự khác nhau.

    Ý nghĩa:

    •       Nhận thức được ở lĩnh vực nào của đời sống xã hội, ở ngành nào của nền kinh tế loại tội phạm nào thường xảy ra.

    •       Là cơ sở để đưa ra những phương hướng và giải pháp phòng ngừa tội phạm.

    Nơi cư trú

    -          Không đơn giản là nhà ở đâu mà là sự gắn kết với môi trường, điều kiện sống.

    Ý nghĩa:

    -          Nghiên cứu đặc điểm này cho phép chúng ta nhận thức được tỷ lệ phạm tội theo khu vực cư trú, cơ cấu của tình hình tội phạm theo các vùng miền, khu vực khác nhau.

    -          Có ý nghĩa trong hoạt động dự báo và phòng ngừa tội phạm.

    -          Các đặc điểm nhân thân có tính pháp lí hình sự

    -          Người phạm tội lần đầu

    -          Người tái phạm, tái phạm nguy hiểm, lưu manh chuyên nghiệp

    -          Người tổ chức, cầm đầu và những người đồng phạm khác

    -          Người chưa thành niên phạm tội

    -          Ý nghĩa khi quyết định hình phạt cũng như xây dựng các biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội

     
    Báo quản trị |